Bệnh Gút: những phát hiện mới

14/01/2019

7 vấn đề chính liên quan đến những phát hiện về bệnh Gout

1.      Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên ở bệnh nhân gút

Ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tắc nghẽn, tiên lượng sẽ  xấu hơn nếu đi kèm với bệnh Gút mặc dù đã tối ưu hóa điều trị tim mạch. Các phát hiện cho thấy liệu pháp điều trị chuẩn hiện nay không giải quyết được nguy cơ tim mạch này. Cần nghiên cứu sâu hơn nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị chống viêm hoặc kiểm soát bệnh gút tốt hơn giúp cải thiện biến cố tim mạch.

2.      Béo phì làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút

Béo phì được biết là yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng của bệnh gút và liên quan mật thiết đến nồng độ urate huyết thanh. BMI tăng mỗi độ lệch chuẩn (khoảng 4,6 kg/m2) gắn liền với tăng nguy cơ bệnh gút lên 2,24 lần và tăng nồng độ urat huyết thanh lên 0,30 mg/dL. Tuy nhiên, béo bụng (được đo bằng tỷ lệ giữa eo và hông được điều chỉnh theo BMI) không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gút.

3.      Bệnh gút gia tăng với chứng ngưng thở khi ngủ

Bệnh gút có nhiều khả năng phát triển ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA- obstructive sleep apnea) so với những người không mắc bệnh này. Trong một nghiên cứu gần đây, bệnh gút đã phát triển 4,9% ở bệnh nhân mắc OSA và 2,6% ở người không mắc bệnh này. Tỷ lệ mới mắc trên 1000 người năm tăng gần gấp đôi ở người bị OSA (7,83 so với 4,03 ở người không có OSA). Bệnh gút thường khởi phát sau khi bị OSA ​​từ 1 đến 2 năm. Tình trạng này gắn liền với thừa cân hoặc béo phì.

4.      Bệnh gút có thể bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng được ghi nhận xảy ra ít hơn ở người bị bệnh gút so với người bị thoái hoá khớp (OA-osteoarthritis). Nghiên cứu trên cựu chiến binh ở Mỹ tìm thấy tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng 10 năm thấp hơn đáng kể ở bệnh nhân gút (0,8%) so với OA (3,7%). Sự khác biệt này vẫn còn đáng kể sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của sử dụng NSAID.

5.      Mức độ urate dự đoán nguy cơ bệnh gút

Nghiên cứu ghi nhận nguy cơ lâu dài của bệnh gút ở người trưởng thành có nồng độ acid uric máu cao không triệu chứng. Nguy cơ tuyệt đối của bệnh gút được ở người trung niên trên 30 tuổi - 3,8% - tăng dần ở nam và nữ liên quan đến mức độ urate huyết thanh ban đầu. Nguy cơ này được ghi nhận tương tự ở cả hai giới.

6.      Bệnh gút liên quan đến tăng nguy cơ rối loạn cương dương

Dữ liệu nghiên cứu tìm thấy tỉ lệ mới mắc của rối loạn cương dương là  2290/38.438 trường hợp bệnh gút và kết quả từ một ghiên cứu theo dõi 5 năm ghi nhận tỉ lệ này là 11,9/1000 ở người bệnh gút so với 10,5/1000 ở nhóm chứng.

7.      Gút gia tăng nguy cơ mất thính giác ở người lớn tuổi

Trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ở người Mỹ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ khiếm thính ở người bệnh gút là 16,9/1000 so với người không bệnh là 8,7/1000 người.

Tin và bài liên quan

Kết quả nghiên cứu: “Sự khác biệt về giới tính trong cấu trúc xương và sự gãy xương của người Việt” của Đại học Tôn Đức Thắng trên tạp chí thuộc Nhà xuất bản Nature
Kết quả nghiên cứu: “Sự khác biệt về giới tính trong cấu trúc xương và sự gãy xương của người Việt” của Đại học Tôn Đức Thắng trên tạp chí thuộc Nhà xuất bản Nature

17/07/2018

Ðại học Tôn Ðức Thắng (TDTU) giới thiệu cùng thày-cô, viên chức, sinh viên và các bạn quan tâm một công trình nghiên cứu mới và tiêu biểu của TDTU trong lĩnh vực y học. Công trình nghiên cứu sự khác biệt về cấu trúc xương giữa nam và nữ (tựa đề tiếng Anh là“Sex-difference in bone architecture and bone fragility in Vietnamese”)có thể giải thích tại sao nữ giới có nguy cơ gãy xương cao hơn nam giới. Công trình này được công bố trên Tạp chí Scientific Reports thuộc Nhà xuất bản Nature. Scientific Reports là một tạp chí quốc tế thuộc ISI, có chỉ số ảnh hưởng (IF, impact factor) là 4.259 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Hoa Kỳ) và có chỉ số H-index là 104 theo SJR (Tây Ban Nha).

Tại sao bệnh nhân tiểu đường hay bị gãy xương?
Tại sao bệnh nhân tiểu đường hay bị gãy xương?

17/07/2018

Đó là một câu hỏi khó. Bệnh nhân tiểu đường thường có mật độ xương cao hơn người không mắc bệnh. Mật độ xương cao thì xương mạnh, và người có mật độ xương cao ít bị gãy xương. Thế nhưng trong thực tế, bệnh nhân tiểu đường bị gãy xương nhiều hơn người không mắc bệnh tiểu đường! Tại sao? Trả lời câu hỏi đơn giản này không dễ, nhưng chúng tôi nghĩ mình đã có câu trả lời qua một bài báo mới được chấp nhận cho công bố trên Osteoporosis International (1).

Nhà khoa học của Đại học Tôn Đức Thắng được nhận Giải thưởng Alexandre Yersin cho các công trình nghiên cứu xuất sắc
Nhà khoa học của Đại học Tôn Đức Thắng được nhận Giải thưởng Alexandre Yersin cho các công trình nghiên cứu xuất sắc

17/07/2018

Trường Đại học Tôn Đức Thắng hân hạnh thông báo BS. Hồ Phạm Thục Lan, Đồng trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Xương và Cơ (BMRg, được trao giải giải thưởng cao quý Giải thưởng Alexandre Yersin cho các công trình nghiên cứu xuất sắc.

Xem thêm