Làm sao để có câu hỏi nghiên cứu?

18/09/2019

Ngày 12/8/2019 vừa qua, nhóm nghiên cứu Vietnam Osteoporosis Study (VOS) đã có buổi sinh hoạt tại trường ĐH Tôn Đức Thắng nhằm thảo luận về kế hoạch làm việc trong tương lai và cơ hội học tập của các thành viên trong nhóm cũng như thảo luận đề tài "Làm sao để có câu hỏi nghiên cứu"

 

Gs. Nguyễn Văn Tuấn đã hướng dẫn các bạn sinh viên về việc đặt câu hỏi nghiên cứu dựa trên thực tế lâm sàng, từ y văn và thậm chí là từ trí tưởng tượng của người làm khoa học.

Công thức PICOT (P - Patient, I - Intervention, C- Comparison, O - Outcome, T - Time) được giới thiệu rất chi tiết để các bạn muốn bắt đầu làm nghiên cứu biết cách đặt câu hỏi nghiên cứu phù hợp.

 

Khi đã có câu hỏi nghiên cứu thì dựa vào tiêu chuẩn FINER sẽ giúp người làm khoa học biết được đó có phải là vấn đề đáng để tiến hành nghiên cứu hay không. Thông qua việc xác định tính khả thi, thú vị, tính mới của vấn đề, sự phù hợp với đạo đức nghiên cứu, cũng như có tác động tốt đến chuyên ngành và xã hội sau này, người làm khoa học sẽ biết được câu hỏi nghiên cứu của mình có thực sự đáng để theo đuổi và giải quyết.

 

Các thành viên nhóm nghiên cứu VOS đặt câu hỏi và thảo luận

 

Tin và bài liên quan

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan Và Giải Thưởng Phụ Nữ Việt Nam 2019
Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan Và Giải Thưởng Phụ Nữ Việt Nam 2019

16/10/2019

ThS.BSCK II. Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng Đơn vị Chuyển hóa Cơ xương, Trung tâm nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM là một trong số 10 cá nhân vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2019.

Xem thêm