Phát hiện gãy xương đốt sống do loãng xương
25/01/2019
Các bí quyết giúp bác sĩ lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và kĩ thuật viên X quang phát hiện gãy đốt sống do loãng xương
- Gãy xương (bao gồm xẹp đốt sống) là nguyên nhân chính gây đau, bất động, và tàn tật lâu dài. Xẹp đốt sống là loại gãy xương thường gặp nhất và là yếu tố dự đoán mạnh mẽ nguy cơ gãy xương chậu và xương đùi trong tương lai.
- Phần lớn các trường hợp xẹp đốt sống bị bỏ sót và chỉ khoảng 1/3 các trường hợp bệnh được phát hiện, từ đó dẫn đến bỏ lỡ cơ hội ngăn ngừa xẹp đốt sống và các xương khác, bao gồm gãy xương chậu đe dọa đến tính mạng.
- Nếu không được phát hiện và chữa trị loãng xương ở những phụ nữ bị gãy xương cột sống thì:
Nguy cơ xẹp các đốt sống mới tăng gấp 5 lần, gãy xương chậu tăng gấp 2 lần
Cứ 5 người thì sẽ có 1 người xẹp đốt sống mỗi năm
- Đối với bác sĩ lâm sàng và bác sĩ X-quang: cần cảnh giác xẹp đốt sống ở bệnh nhân và đảm bảo các trường hợp bệnh đều được phát hiện và báo cáo chính xác. Bệnh nhân cần được đánh giá sau đó và điều trị loãng xương để phòng ngừa gãy xương tiếp theo trong tương lai.
Phim X-quang cột sống của một bệnh nhân nữ 70 tuổi cho thấy các tiến trình của xẹp đốt sống.
Xương đốt sống đầu tiên bị gãy chưa được phát hiện trên X-quang. Một năm sau, phim X-quang khác cho thấy xẹp đốt sống thứ hai, nhưng bệnh nhân chưa được điều trị loãng xương. Hai năm sau phát hiện gãy tiếp xương đốt sống thứ ba và chiều cao của bệnh nhân giảm 3cm so với trước.
BÍ QUYẾT DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG
- Đánh giá những bệnh nhân trên 50 tuổi, đặc biệt những đối tượng có nguy cơ loãng xương.
- Thang điểm FRAX giúp đánh giá yếu tố nguy cơ ở những bệnh nhân ≥40 tuổi, mặc dù ở đa số các trường hợp, sự hiện diện của xẹp đốt sống là chỉ định của điều trị loãng xương. (Tính thang điểm FRAX tại: http://www.sheffield.ac.uk/FRAX). Hoặc mô hình tiên lượng gãy xương của viện Garvan ( Tự đánh giá nguy cơ gãy xương tại: http://suckhoexuong.vn/ket-noi/danh-gia-nguy-co-gay-xuong-cua-vien-garvan/)
- Đo chiều cao ban đầu của bệnh nhân và mỗi năm sau đó để so sánh.
- Cân nhắc sử dụng DXA cột sống thắt lưng bên (hoặc đánh giá xẹp đốt sống) để phát hiện xẹp đốt sống tại thời điểm khảo sát.
- Chụp X-quang cột sống (phim nghiêng) để xác định xẹp đốt sống.
- Điều trị ban đầu thích hợp dành cho bệnh nhân đã xẹp đốt sống nhằm phòng chống gãy xương khác trong tương lai.
BÍ QUYẾT DÀNH CHO BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KĨ THUẬT VIÊN X-QUANG
- Nhận diện được sự quan trọng của việc phát hiện gãy xương thông qua X-quang, DXA dựa trên VFA và các kĩ thuật ghi hình cột sống khác.
- Ghi nhận tất cả các trường hợp gãy xương do loãng xương như “gãy xương thụ động” để tránh gây nhầm lẫn.
- Nêu rõ xẹp đốt sống do loãng xương, chấn thương hay bệnh lý và đề nghị các chẩn đoán hình ảnh khác phù hợp (nếu cần).
- Nếu sự thay đổi hình dạng xương đốt sống không do gãy xương, sử dụng thuật ngữ “biến dạng” và tìm nguyên nhân (vd: dị tật bẩm sinh…)
- Đánh số các tổn thương.
- Lưu ý bác sĩ lâm sàng đánh giá thêm về tình trạng gãy xương và điều trị, nguy cơ thông qua Fracture Liaison Service, những vị trí có khả năng, đặc biệt là khi có tình trạng gãy xương gần đây.
PHÂN ĐỘ GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG:
FRACTURE LIAISON SERVICES (FLS)
Trong các hệ thống bệnh viện, việc phát hiện ca mới và quản lý bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương cần đạt được sự tiếp cận thống nhất. Trên khắp thế giới, việc hướng dẫn để đạt hiệu quả phòng ngừa gãy xương thứ phát được thực hiện thông qua FLS. FLS phân loại các bệnh nhân có nguy cơ gãy xương thông qua tầm soát từng ca, đưa ra các đánh giá về tình trạng loãng xương, đảm bảo đưa ra chiến lược điều trị và theo dõi thích hợp.
FLS giúp cải thiện kết cục của người bệnh liên quan đến giảm nguy cơ tái gãy xương, giảm tử vong, tăng mật độ xương đỉnh, điều trị ban đầu tích cực và sự tuân thủ điều trị sau đó (65%-88% trong 1 năm)
Thông tin về FLS xem tại: https://capturethefracture.org/