Viêm khớp dạng thấp: những điều cần biết
17/10/2018
Bài viết dành cho những ai mắc viêm khớp dạng thấp, gia đình, bạn bè hoặc bất kì ai muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh này. Bao gồm định nghĩa, quá trình hình thành, cách chẩn đoán và chữa trị của căn bệnh
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm nhiễm gây đau, sưng tấy, cứng và gây mất chức năng khớp. Nó xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công lớp màng bao bọc khớp (bình thường, hệ miễn dịch giúp chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể).
Viêm khớp dạng thấp có nhiều đặc điểm khiến nó khác so với những bệnh viêm khớp khác. (Xem mục “ đặc điểm của viêm khớp dạng thấp”). Ví dụ, viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở khớp đối xứng, nghĩa là nếu tay hoặc chân mắc bệnh, bên đối diện cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bệnh này thường gặp ở khớp cổ tay và khớp ngón gần bàn tay nhất. Nó cũng có thể ảnh hưởng tới những phần khác ngoài các khớp. (Xem “ Điều gì xảy ra trong viêm khớp dạng thấp”). Thêm vào đó, người mắc cảm thấy mệt mỏi, sốt và mất năng lượng.
Mức độ của viêm khớp dạng thấp có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Hầu hết là mạn tính, có nghĩa là kéo dài – thường là suốt đời. Nhiều người, hoặc có triệu chứng nhẹ hoặc đôi khi bùng phát. Số khác có triệu chứng không thay đổi.
Ai mắc viêm khớp dạng thấp?
Theo thống kê có khoảng 1,5 triệu người, hoặc 0,6% dân số trưởng thành ở Mỹ mắc viêm khớp dạng thấp (1). Tuy nhiên, vài nghiên cứu gần đây cho thấy mặc dù lượng bệnh mới mắc viêm khớp dạng thấp đang tăng, tổng số lượng ca mới có thể giảm.
Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở tất cả chủng tộc. Mặc dù bệnh này xảy ra ở tuổi trung niên và thường tăng theo độ tuổi, trẻ vị thành niên và thanh niên có thể mắc bệnh này. (Trẻ em và trẻ vị thành niên có thể được chẩn đoán bị viêm khớp tự phát thiếu niên, một bệnh liên quan tới viêm khớp dạng thấp). Như những dạng bệnh viêm khớp khác, viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới gấp 3 lần.
Khớp (nơi giao nhau của 2 xương) được bao bọc bởi ổ khớp giúp bảo vệ và hỗ trợ. Ổ khớp được liên kết với một loại mô tên là màng hoạt dịch, giúp bôi trơn và nuôi dưỡng khớp . Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, màng hoạt dịch này bị viêm, gây sưng, nóng, đỏ, đau. Suốt quá trình diễn tiến của bệnh, màng hoạt dịch bị viêm, gây tổn thương sụn và xương của khớp. Cấu trúc xung quanh như cơ, dây chằng và gân trở nên yếu dần. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ăn mòn xương và dẫn đến loãng xương.
Diễn tiến của bệnh?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh nguyên phát của khớp. Khớp là nơi hai xương gặp nhau. Ngoại trừ một số nơi (ví dụ: ở sọ và xương chậu), khớp giúp xương di động và hạn chế chấn thương khi di chuyển như đi bộ hoặc thực hiện động tác lặp đi lặp lại. Cuối mỗi đầu xương được bao bọc bởi sụn xương. Khớp được bao bọc bởi ổ khớp, giúp bảo vệ và hỗ trợ. Sụn khớp được lót bởi màng hoạt dịch, màng này tiết chất hoạt dịch, một loại dịch trong suốt giúp nuôi dưỡng và bôi trơn sụn và xương trong ổ khớp.
Như nhiều bệnh tự miễn khác, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Bởi vì hệ miễn dịch của bệnh nhân, nếu hoạt động bình thường sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, nhưng lúc này lại tấn công mô khớp mà không rõ lí do. Tế baò bạch cầu, một thành phần của hệ miễn dịch, di chuyển đến tế bào hoạt dịch và gây viêm (viêm hoạt dịch), đặc trưng bởi sưng, nóng, đỏ, đau- triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp. Trong suốt quá trình viêm, những tế bào hoạt dịch bình thường mỏng sẽ trở nên dày và làm khớp sưng tấy, phù, đôi khi chạm vào thấy nóng.
Suốt diễn tiến viêm khớp dạng thấp, tế bào hoạt dịch bị viêm gây xâm nhập và phá hủy sụn và xương trong khớp. Những cơ bao bọc xung quanh, dây chằng, gân giúp hỗ trợ và cân bằng khớp lúc này yếu đi và mất khả năng làm việc bình thường. Điều này dẫn tới đau và tổn thương khớp thường xảy ra khi mắc viêm khớp dạng thấp. Các nhà nghiên cứu viêm khớp dạng thấp gần đây tin rằng viêm khớp dạng thấp bắt đầu đã gây tổn hại xương trong một hai năm đầu tiên mắc bệnh, đó là lý do tại sao chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.
Một vài người bị viêm khớp dạng thấp cũng có những triệu chứng ở các nơi khác ngoài khớp. Nhiều người mắc Viêm khớp dạng thấp có thiếu máu, hoặc giảm sản xuất hồng cầu. Những tác động khác xảy ra ít hơn bao gồm đau cổ, khô mắt và miệng. Rất hiếm người có viêm tĩnh mạch, viêm màng phổi hoặc viêm màng ngoài tim.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?
Viêm khớp dạng thấp tác động khác nhau lên từng đối tượng khác nhau. Vài người bị ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa, với giai đoạn bệnh nặng dần được gọi là bùng phát, và giai đoạn họ cảm thấy khỏe hơn, gọi là thuyên giảm. Vài người bị ảnh hưởng kéo dài nhiều năm hoặc suốt đời, và gây nên những tổn thương khớp nghiêm trọng, gây tật nguyền.
Mặc dù viêm khớp dạng thấp là một bệnh nguyên phát ở khớp, nó không chỉ gây ảnh hưởng tới thể chất. Nhiều người mắc Viêm khớp dạng thấp cũng gặp những vấn đề liên quan như:
o Trầm cảm, lo lắng
o Cảm thấy bất lực
o Lòng tự trọng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của một người từ công việc đến lối sống và cả gia đình của họ. Nó gây trở ngại trong việc tận hưởng niềm vui và trách nhiệm của cuộc sống gia đình, ảnh hưởng tới quyết định có con.
May mắn, những chiến lược điều trị gần đây cho phép bệnh nhân sống năng động và hữu ích hơn. Chiến lược này bao gồm thuốc giảm đau và làm chậm quá trình phá hủy khớp, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giáo dục kiến thức cho bệnh nhân và hỗ trợ họ. Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã có một hướng nghiên cứu mới về viêm khớp dạng thấp và có vẻ nhiều khả năng, họ sẽ tìm ra những cách tốt hơn để điều trị căn bệnh này.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp?
Các nhà khoa học vẫn không biết chính xác điều gì làm cho hệ miễn dịch chống lại tế bào cơ thể của họ trong viêm khớp dạng thấp, nhưng những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được những tác nhân có liên quan.
Tác nhân gene (di truyền): các nhà khoa học đã khám phá ra những gene nắm vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch có xu hướng liên quan tới phát triển viêm khớp dạng thấp. Đối với những genes mà liên quan tới viêm khớp dạng thấp, tần suất của các gen nguy hiểm chỉ cao hơn một chút ở những người bị viêm khớp dạng thấp so với nhóm khỏe mạnh. Nói cách khác, các gene riêng lẻ chỉ tác động một phần nhỏ vào nguy cơ mắc bệnh. Điều này có nghĩa rằng mặc dù bộ gene của một người đóng vai trò quan trọng khi quyết định anh ấy/ cô ấy có mắc viêm khớp dạng thấp không, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Tuy nhiên, rõ ràng là có nhiều hơn một gen liên quan đến việc xác định liệu một người có mắc viêm khớp dạng thấp hay không và căn bệnh sẽ diễn tiến tới mức độ nào.
Tác nhân môi trường: Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng phải có một thứ gì đó kích hoạt căn bệnh này ở người mang gene nguy cơ. Rất nhiều nguy cơ đã được đưa ra nhưng tác nhân đặc biệt vẫn chưa được xác định.
Những tác nhân khác: vài nhà khoa học nghĩ rằng có lẽ một lượng lớn tác nhân hormone có liên quan. Phụ nữ thường bị viêm khớp dạng thấp nhiều hơn đàn ông. Bệnh có thể diễn tiến chậm khi mang thai và bùng phát ở thời kì hậu sản. Nuôi con bằng sữa mẹ làm bệnh trầm trọng hơn. Sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Điều này
cho rằng khi có sự thiếu hụt hoặc sự thay đổi hệ cân bằng hormones, có thể kích thích sử phát triển của viêm khớp dạng thấp ở một người có bộ gene nhạy cảm đã tiếp xúc với tác nhân kích hoạt từ môi trường.
Mặc dù nhiều tất cả các câu trả lời trên đều chưa rõ, nhưng có một điều chắc chắn rằng: sự phát triển viêm khớp dạng thấp là kết quả sự tương tác của nhiều tác nhân. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu cách những tác nhân này tác động qua lại với nhau.
Chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán trong giai đoạn sớm bởi nhiều lý do. Đầu tiên, không có bất kì một xét nghiệm đơn lẻ nào đặc hiệu cho căn bệnh này. Thêm vào đó, triệu chứng thay đổi từ người này sang người khác và có thể nặng ở một số người. Ngoài ra, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể tương đồng với những bệnh có liên quan đến khớp hoặc dạng viêm khớp khác nên cần thời gian để loại trừ. Cuối cùng, các triệu chứng này cần có thời gian để diễn tiến đầy đủ, chỉ có một số có ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, bác sĩ sử dụng đa dạng những công cụ sau để chẩn đoán bệnh và loại trừ những bệnh khác.
Bệnh sử: bác sĩ sẽ bảo bệnh nhân miêu tả triệu chứng bệnh, thời gian và cách thức khởi phát, cũng như sự thay đổi của triệu chứng theo thời gian. Bác sĩ cũng hỏi về tiền căn bản thân và gia đình của người bệnh, những thuốc bệnh nhân đang sử dụng. Trả lời chính xác những câu hỏi này giúp bác sĩ lập chẩn đoán và hiểu tác động của bệnh lên cuộc sống bệnh nhân.
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ và tổng trạng bệnh nhân, bao gồm cả sức mạnh của cơ.Tiếp theo, họ sẽ kiểm tra khớp, quan sát khả năng đi lại, thực hiện những hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Họ cũng có thể quan sát da nổi mẩn đỏ, nghe lồng ngực để tìm dấu hiệu viêm nhiễm phổi.
Xét nghiệm cận lâm sàng: nhiều xét nghiệm có thể hữu dụng để xác định chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Sau đây là những xét nghiệm thường được sử dụng:
- Yếu tố dạng thấp (RF): yếu tố dạng thấp là kháng thể hiện diện trong máu của hầu hết bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp. (Kháng thể là một protein đặc biệt được tạo bởi hệ miễn dịch của cơ thể, khi họat động bình thường sẽ giúp chống lại những tác nhân bên ngoài cơ thể). Không phải tất cả những người mắc viêm khớp dạng thấp đều xét nghiệm dương tính với yếu tố dạng thấp và có một số người dương tính với yếu tố dạng thấp lại chưa bao giờ mắc căn bệnh này. Xét nghiệm này có thể dương tính trong một số bệnh khác, tuy nhiên, một xét nghiệm dương tính yếu tố dạng thấp ở người có triệu chứng phù hợp với viêm khớp dạng thấp là một minh chứng cho chẩn đoán. Thêm vào đó, nồng độ yếu tố dạng thấp trong máu càng cao thì bệnh càng diễn tiến xấu.
- Anti-CCP antibodies: xét nghiệm máu giúp phát hiện kháng thể kháng cyclic citrullinated peptide (anti-CCP). Xét nghiệm này thường dương tính ở hầu hết bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp, có thể vài năm sau bệnh mới bắt đầu biểu hiện. khi sử dụng cùng với yếu tố dạng thấp, kết quả xét nghiệm này rất hữu ích để xác định chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
- Những xét nghiệm khác: những xét nghiệm thường quy khác như đếm tế bào hồng cầu, kiểm tra thiếu máu thường được sử dụng trong bệnh viêm khớp dạng thấp; các xét nghiệm giúp chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm của cơ thể như tỉ lệ lắng hồng cầu; C-reactive protein hiệu quả trong việc theo dõi diễn tiến bệnh và đáp ứng liệu pháp chống viêm.
- Hình ảnh học: Xquang thường được sử dụng để xem xét mức độ phá hủy khớp. Trong giai đoạn sớm, trước khi xương bị ảnh hưởng, Xquang không hữu ích lắm. Tuy nhiên, người ta có thể dùng nó để loại trừ những nguyên nhân gây đau khớp. Nó cũng được dùng để theo dõi diễn tiến bệnh. MRI và siêu âm thường giúp phát hiện và đánh giá mức độ của viêm khớp dạng thấp ở những giai đoạn đầu tiên.