Chẩn đoán gãy xương đốt sống:  Phần 1. Phát triển giá trị tham chiếu cho người Việt
Chẩn đoán gãy xương đốt sống: Phần 1. Phát triển giá trị tham chiếu cho người Việt

05/07/2018

Mục tiêu nghiên cứu. Gãy xương đốt sống xảy ra một cách âm thầm vì không có triệu chứng đáng chú ý. Phương pháp chẩn đoán gãy xương đốt sống chính xác nhất là dựa vào định lượng chiều cao của mỗi đốt sống. Nghiên cứu này có mục tiêu phát triển giá trị tham chiếu để phục vụ cho việc chẩn đoán gãy xương đốt sống ở người Việt.

Loãng xương ở nam giới
Loãng xương ở nam giới

25/06/2018

Tóm lược Loãng xương thường được xem là một bệnh của nữ giới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong mấy năm gần đây cho thấy đó là một sự ngộ nhận tai hại. Trong thực tế, loãng xương ở nam giới cũng là một vấn đề y tế quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một đàn ông trung bình ở độ tuổi 50, nguy cơ bị gãy xương trong quãng đời còn lại là khoảng 25%. Khoảng 1/3 các ca gãy xương hông (hip fractures) xảy ra ở nam giới. Bởi vì đàn ông có mật độ xương (MĐX) cao hơn nữ, và họ cũng có tỉ lệ mất xương thấp hơn nữ, cho nên gãy xương ở đàn ông thường hay thấy trong các độ tuổi khá cao (trên 70). Hệ quả gãy xương ở nam giới thường nghiêm trọng hơn ở nữ giới. Khoảng 30% đàn ông chết sau 12 tháng bị gãy xương hông, trong khi đó tỉ lệ này ở nữ là 12%.

Thay đổi mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh: Yếu tố nguy cơ
Thay đổi mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh: Yếu tố nguy cơ

25/06/2018

Mục tiêu. Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh thường mất mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.  Mật độ xương ở người ăn chay thấp hơn so với người ăn mặn.  Vì chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ mất xương ở người Việt, chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu này với hai mục đích: (i) ước lượng tỷ lệ mất xương trong nhóm ăn chay và ăn mặn; và (ii) tìm hiểu yếu tố tiên lượng mất xương ở những phụ nữ này.

Chẩn đoán loãng xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu
Chẩn đoán loãng xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu

25/06/2018

Hiện nay, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương là dựa vào chỉ số T (T-score) của cổ xương đùi đo bằng máy DXA. Máy DXA cung cấp chỉ số T, nhưng không ai biết được nguồn gốc của chỉ số này dựa vào quần thể dân số nào.

Thiếu vitamin D trong cộng đồng: thực trạng và yếu tố nguy cơ
Thiếu vitamin D trong cộng đồng: thực trạng và yếu tố nguy cơ

25/06/2018

Vitamin D là một loại hormone có chức năng quan trọng trong việc điều phối sự hấp thu và chuyển hóa calcium. Nhưng nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy vitamin D còn có ảnh hưởng đến nhiều mô.

Hai nghiên cứu về
Hai nghiên cứu về "bone size" và gãy xương ở người không loãng xương sắp được công bố

04/04/2019

Hôm nay là một ngày tương đối vui. Một bài báo hợp tác về ‘bone size’ đã được Nature Comms chấp nhận cho công bố nay mai, và một bài về qui mô gãy xương ở người không loãng xương đã được JCEM chấp nhận cho công bố. Hiếm khi nào có hai tin vui trong một ngày, nên phải xem đây là ngày tương đối đặc biệt.

Hiệu quả của bơm xi măng trong điều trị gãy xương cột sống
Hiệu quả của bơm xi măng trong điều trị gãy xương cột sống

01/02/2019

Gãy xương cột sống (vertebral fracture) là một biểu hiện và hệ quả kinh điển của bệnh loãng xương. Điều trị gãy xương cột sống thường là phẫu thuật bơm xi măng. Đối với các bệnh nhân bị gãy xương cột sống theo dạng xẹp lún (VCF), có 2 phẫu thuật ít xâm phạm: vertebroplasty và kyphoplasty. Câu hỏi đặt ra là hai phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không?

Bạn đã biết?
Bạn đã biết?

29/01/2019

Những sự thật về loãng xương trong cộng đồng

Hỏi đáp về gen và loãng xương
Hỏi đáp về gen và loãng xương

13/09/2018

Các nhà khoa học trong Nhóm nghiên cứu cơ xương (VOS) của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã công bố một công trình nghiên cứu mà theo đó họ phát hiện 3 gen có liên quan đến loãng xương ở người Việt được công bố trên Bone (một tạp chí hàng đầu thế giới về loãng xương). Là người đầu tiên đem ngành loãng xương về Việt Nam và sáng lập hội loãng xương cũng như đem y học thực chứng về Việt Nam, giáo sư (GS) Nguyễn Văn Tuấn đã có những chia sẻ để bạn đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của công trình nghiên cứu trên.

Chuẩn mới để chẩn đoán béo phì ở người Việt Nam
Chuẩn mới để chẩn đoán béo phì ở người Việt Nam

08/07/2018

Béo phì là một vấn đề y tế lớn của Việt Nam, nhưng tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì cho người Á châu vẫn là một đề tài còn tranh cãi. Lần đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng tìm ra một ngưỡng tỉ trọng mỡ toàn thân để chẩn đoán béo phì. Dựa vào tiêu chuẩn này, các nhà nghiên cứu ước tính rằng TPHCM có 15% người trưởng thành là béo phì. Công trình nghiên cứu mới được công bố trên tập san khoa học quốc tế PLoS ONE.

Phát hiện ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến chỉ số xương xốp
Phát hiện ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến chỉ số xương xốp

08/07/2018

Các nhà khoa học của Trường đại học Tôn Đức Thắng vừa công bố một công trình nghiên cứu, theo đó lần đầu tiên trên thế giới họ phát hiện phân nửa sự khác biệt về chỉ số xương xốp (Trabecular Bone Score – TBS) giữa các cá nhân chịu sự tác động của các yếu tố di truyền, và mức độ ảnh hưởng này tương đương với hệ số di truyền của mật độ xương. Công trình đã được công bố trên Bone, một tạp chí hàng đầu thế giới về loãng xương.

Ngồi xỗm và nguy cơ viêm khớp xương vị trí gối: Nghiên cứu của Đại học Tôn Đức Thắng
Ngồi xỗm và nguy cơ viêm khớp xương vị trí gối: Nghiên cứu của Đại học Tôn Đức Thắng

08/07/2018

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tôn Đức Thắng cho thấy cứ 3 người Việt trên 40 tuổi thì có 1 người bị viêm khớp xương ở vị trí gối (còn gọi là thoái hóa khớp gối). Nghiên cứu này mới được công bố trên tạp chí PLoS ONE.