20/11/2018
Vai trò của phản ứng viêm trong bênh thoái hóa khớp vẫn còn đang tranh cãi và chưa có sự chắc chắn rằng lựa chọn nhóm thuốc DMARDs cổ điển hay chế phẩm sinh học nhóm nào sẽ hiệu quả. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp của các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) giúp so sánh các triệu chứng của thoái hóa khớp giữa nhóm sử dụng DMARDs so với placebo đã được thực hiện
24/10/2018
Các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu VOS, Trường đại học Tôn Đức Thắng công bố một công trình nghiên cứu, theo đó lần đầu tiên trên thế giới họ phát hiện phân nửa sự khác biệt về chỉ số xương bè (Trabecular Bone Score – TBS) giữa các cá nhân chịu sự tác động của các yếu tố di truyền, và mức độ ảnh hưởng này tương đương với hệ số di truyền của mật độ xương. Công trình đã được công bố trên Bone, một tạp chí hàng đầu thế giới về loãng xương.
07/10/2018
Gãy xương do loãng xương hiện nay vẫn luôn là vấn đề sức khỏe được quan tâm trên thế giới cũng như tại Việt Nam, vì tần suất mắc bệnh cao và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của cộng đồng [1]. Mật độ xương (MĐX) thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng của gãy xương do loãng xương, cụ thể MĐX giảm 1 độ lệnh chuẩn sẽ tăng nguy cơ gãy xương lên gấp hai lần [2]. Sự khác biệt về MĐX giữa các cá thể trong cộng đồng có mối tương quan mạnh với trọng lượng cơ thể [3], trong đó trọng lượng cơ thể bao gồm lượng cơ và lượng mỡ [4], [5]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cho thấy một cách rõ ràng yếu tố nào đóng vai trò trung gian trong tương quan giữa lượng mỡ và MĐX. Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết leptin có vai trò đó.
25/09/2018
Trong ba thập niên qua, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy mật độ xương là biến cố tiên lượng quan trọng cho gãy xương. Mật độ xương chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố trong đó có trọng lượng cơ thể. Trọng lượng cơ thể lại bao gồm lượng cơ và lượng mỡ. Giữa hai yếu tố trên, yếu tố nào quan trọng hơn trong ảnh hưởng lên mật độ xương?
13/09/2018
Các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu VOS trường Đại học Tôn Đức Thắng vừa công bố một công trình nghiên cứu cắt ngang trên tap chí Osteoporosis International về việc xây dựng giá trị tham chiếu cho marker hủy xương beta-CTX và marker tạo xương P1NP cho người Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ tuổi và cân nặng nhất định, nồng độ beta CTX cao hơn có liên quan đáng kể với mật độ xương ở nam và nữ
17/07/2018
Ðại học Tôn Ðức Thắng (TDTU) giới thiệu cùng thày-cô, viên chức, sinh viên và các bạn quan tâm một công trình nghiên cứu mới và tiêu biểu của TDTU trong lĩnh vực y học. Công trình nghiên cứu sự khác biệt về cấu trúc xương giữa nam và nữ (tựa đề tiếng Anh là“Sex-difference in bone architecture and bone fragility in Vietnamese”)có thể giải thích tại sao nữ giới có nguy cơ gãy xương cao hơn nam giới. Công trình này được công bố trên Tạp chí Scientific Reports thuộc Nhà xuất bản Nature. Scientific Reports là một tạp chí quốc tế thuộc ISI, có chỉ số ảnh hưởng (IF, impact factor) là 4.259 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Hoa Kỳ) và có chỉ số H-index là 104 theo SJR (Tây Ban Nha).
17/07/2018
Đó là một câu hỏi khó. Bệnh nhân tiểu đường thường có mật độ xương cao hơn người không mắc bệnh. Mật độ xương cao thì xương mạnh, và người có mật độ xương cao ít bị gãy xương. Thế nhưng trong thực tế, bệnh nhân tiểu đường bị gãy xương nhiều hơn người không mắc bệnh tiểu đường! Tại sao? Trả lời câu hỏi đơn giản này không dễ, nhưng chúng tôi nghĩ mình đã có câu trả lời qua một bài báo mới được chấp nhận cho công bố trên Osteoporosis International (1).
17/07/2018
Trường Đại học Tôn Đức Thắng hân hạnh thông báo BS. Hồ Phạm Thục Lan, Đồng trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Xương và Cơ (BMRg, được trao giải giải thưởng cao quý Giải thưởng Alexandre Yersin cho các công trình nghiên cứu xuất sắc.
17/07/2018
Kết quả nghiên cứu về “Sự khác biệt về giới tính trong cấu trúc xương và sự gãy xương của người Việt” của Đại học Tôn Đức Thắng trên tạp chí thuộc nhà xuất Nhà xuất bản Nature