Chương trình CME Bệnh loãng xương

21/04/2019

Nhân dịp tổ chức hội nghị khoa học thường niên của Hội loãng xương Tp.HCM, nhóm nghiên cứu Vietnam Osteoporosis Study (VOS) đã cùng phối hợp để tổ chức CME về “Bệnh Loãng Xương” tại hội trường A, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Lớp học diễn ra trong hai ngày 1 và 2/8/2018 dành cho các bác sĩ, dược sĩ quan tâm đến sức khỏe xương dựa trên mô hình "Osteoporosis Specialist” đang được áp dụng thành công tại Đài Loan.

Nhân dịp tổ chức hội nghị khoa học thường niên của Hội loãng xương Tp.HCM, nhóm nghiên cứu Vietnam Osteoporosis Study (VOS) đã cùng phối hợp để tổ chức CME về “Bệnh Loãng Xương” tại hội trường A, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Lớp học diễn ra trong hai ngày 1 và 2/8/2018 dành cho các bác sĩ, dược sĩ quan tâm đến sức khỏe xương dựa trên mô hình "Osteoporosis Specialist” đang được áp dụng thành công tại Đài Loan.

Loãng xương trong thực tế là một bệnh nghiêm trọng. Khoảng 20% bệnh nhân gãy cổ xương đùi chết sau 12 tháng và nam giới có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới. Một khủng hoảng trong chuyên ngành là có rất nhiều bệnh nhân gãy xương không được điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp. Ngoài ra, việc chẩn đoán thái quá tình trạng loãng xương do dùng máy siêu âm hay dùng giá trị tham chiếu của Mỹ trong các máy DXA hiện tại cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Chính vì lý do đó, nhóm nghiên cứu VOS đã phối hợp cùng Hội loãng xương Tp.HCM tổ chức lớp CME về bệnh loãng xương với những bài giảng được soạn thảo công phu, cập nhật hóa theo y văn và phác đồ hiện hành.

Với sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành về Cơ Xương Khớp, CME đã cho người tham gia có cái nhìn vừa tổng quát vừa chuyên sâu về bệnh loãng xương, cũng như các thách thức trong việc phòng ngừa và điều trị loãng xương trong tương lai. Tất cả bài giảng đa phần sử dụng dữ liệu nghiên cứu của Việt Nam và kiến thức địa phương.

Theo TS. Trần Sơn Thạch – Viện Garvan, khoảng 30% nữ và 10% nam trên 60 tuổi bị loãng xương tại Việt Nam, nguy cơ gãy cổ xương đùi trọn đời là 13%, bằng hoặc cao hơn nguy cơ ung thư vú. Với tình trạng dân số ngày một già hóa, quy mô bệnh loãng xương được dự báo sẽ còn tăng lên rất nhiều trong tương lai, kéo theo đó là tăng nguy cơ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống và là gánh nặng kinh tế của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.

Hiện tại, đo mật độ xương bằng máy DXA vẫn là tiêu chuẩn vàng để chuẩn đoán loãng xương. Sau khi phân tích số liệu về mật độ xương trên người Việt Nam, nhóm VOS đã cho ra kết quả khoảng 28% nữ và 10% nam trên 50 tuổi bị loãng xương! Tuy là tiêu chuẩn vàng nhưng DXA lại không đánh giá được cấu trúc sắp xếp của xương. Do đó, nhóm VOS đã sử dụng máy pQCT để phân tích cấu trúc xương của người tham gia. Đây là phương pháp có thể dùng cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận mạn, ung thư, bệnh ảnh hưởng chuyển hóa xương và giúp hiểu hơn về “bone fragility”. Nhóm VOS đang sở hữu chiếc máy pQCT duy nhất tại Đông Nam Á.

Một vấn đề khác được đặt ra là “over-diagnosis” khi máy DXA sử dụng giá trị tham chiếu từ người Mỹ. Việc tìm ra giá trị tham khảo riêng cho người Việt Nam của nhóm nghiên cứu VOS đã giúp cho việc chẩn đoán loãng xương trở nên chính xác hơn. Giá trị tham khảo được giới thiệu đến toàn thể các bác sĩ, dược sĩ tham gia CME.

Buổi chiều cùng ngày 1/8/2018, lớp học bắt đầu với phần trình bày của PGS.TS. Lê Anh Thư về dịch tễ và các yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương. Người bệnh loãng xương có nguy cơ gãy xương cao gấp 2 lần người không loãng xương. Ngoài các yếu tố khách quan không thể thay đổi như tuổi già, chủng tộc người da trắng, nữ giới và di truyền,… vẫn có thể làm giảm nguy cơ gãy xương bằng cách làm tăng mật độ xương, bỏ hút thuốc lá, rượu bia thái quá, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vận động và hạn chế té ngã.

Mật độ xương thấp là một trong các yếu tố nguy cơ gãy xương và để đánh giá toàn diện nguy cơ gãy xương của một người cần phải có sự đánh giá dựa trên mô hình tiên lượng gãy xương của Viện Garvan và FRAX. Các bác sĩ, dược sĩ hoặc người dân quan tâm có thể sử dụng 2 mô hình trên một cách dễ dàng bằng cách truy cập vào: http://suckhoexuong.vn/ket-noi/danh-gia-nguy-co-gay-xuong-cua-vien-garvan/ (mô hình của Viện Garvan) hoặc http://www.shef.ac.uk/FRAX/ (mô hình FRAX). Chỉ với vào thao tác đơn giản, người bệnh sẽ được tính ra nguy cơ gãy xương đùi và các xương khác trong 5 năm và 10 năm tới.

Tiếp tục nội dung CME, BS CKII. Hồ Phạm Thục Lan đã trình bày các nghiên cứu về ưu, nhược điểm của nhóm thuốc điều trị bệnh loãng xương. Trong đó, bisphosphonates là nhóm ức chế hủy xương được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Quyết định điều trị có thể dựa vào mô hình tiên lượng gãy xương đã được trình bày ở trên. Ngoài ra, vấn đề tuân thủ điều trị của người bệnh đã được đặt ra để cả lớp cùng nhau tìm kiếm giải pháp tốt nhất.

Kết thúc ngày thứ nhất là bài trình bày của PGS.TS.BS. Đỗ Phước Hùng về bệnh loãng xương dưới góc nhìn của một nhà ngoại khoa. Điều trị gãy xương do loãng xương là một thách thức lớn của bác sĩ chấn thương chỉnh hình vì khả năng liền xương kém cộng với tình trạng dinh dưỡng không đầy đủ và các bệnh lý nền của bệnh nhân lớn tuổi. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự phối hợp tham gia điều trị của nhiều chuyên khoa khác nhau để mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Ngày 2/8/2018 là ngày thứ 2 diễn ra CME, GS. Nguyễn Văn Tuấn bắt đầu lớp học với bài giảng về các marker chu chuyển xương. Trong đó, quan trọng nhất là marker tạo xương N-terminal propeptide of type I collagen (PINP) và marker hủy xương C-telopeptide (CTx). Việc ứng dụng các marker trên lâm sàng vẫn còn nhiều khó khăn về giá trị tham chiếu, dao động đo lường và thiếu nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, các marker chu chuyển xương có thể ứng dụng để tiên lượng gãy xương, theo dõi kết quả điều trị, gợi ý thuốc điều trị,….

Để giảm gánh nặng bệnh loãng xương và gãy xương do loãng xương, biện pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa để ngăn chặn và làm chậm quá trình mất xương của cơ thể. Việc vận động thể lục, cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi, ngưng thuốc lá, không sử dụng rượu bia thái quá và ngừa té ngã là các biện pháp đã được BS. Mai Duy Linh đề cập đến trong nội dung trình bày về các phương pháp phòng ngừa loãng xương của mình.

Bệnh loãng xương vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ. Với kinh nghiệm là một chuyên gia nghiên cứu khoa học về xương, GS. Nguyễn Văn Tuấn đã đặt ra các vấn đề còn chưa được tìm hiểu, các đề tài khoa học có thể triển khai và triển vọng nghiên cứu về loãng xương trong tương lai tại Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo của GS. Nguyễn Văn Tuấn, BS CKII. Hồ Phạm Thục Lan và Hội loãng xương Tp.HCM, cùng với sự tài trợ quý báo từ Abbott và Bridge Healthcare, CME về bệnh loãng xương đã diễn ra thành công tốt đẹp. Học viên tham gia sẽ được cấp chứng chỉ CME và gửi về địa chỉ đã đăng ký. Quý bác sĩ, dược sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học hoặc quý đọc giả quan tâm, xin vui lòng truy cập vào www.suckhoexuong.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh loãng xương cũng như các vấn đề về sức khỏe xương.

Người viết bài: Bs. Dương Hải

CME được tổ chức tại hội trường A, trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp.HCM.

CME được tổ chức tại hội trường A, trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp.HCM.

 

Lớp học thu hút sự tham gia của rất nhiều bác sĩ về nội cơ xương khớp, ngoại chấn thương chỉnh hỉnh, y học cổ truyền và các dược sĩ từ khắp nơi trên cả nước.

Lớp học thu hút sự tham gia của rất nhiều bác sĩ về nội cơ xương khớp, ngoại chấn thương chỉnh hỉnh, y học cổ truyền và các dược sĩ từ khắp nơi trên cả nước.

 

GS. Nguyễn Văn Tuấn mở đầu lớp học với bài giảng về sinh học xương và chu chuyển xương.

GS. Nguyễn Văn Tuấn mở đầu lớp học với bài giảng về sinh học xương và chu chuyển xương.

 

TS. Trần Sơn Thạch trình bày bài giảng về quy mô và hệ quả của loãng xương ở Việt Nam.

TS. Trần Sơn Thạch trình bày bài giảng về quy mô và hệ quả của loãng xương ở Việt Nam.

 

BS CKII. Hồ Phạm Thục Lan trình bày cách đo mật độ xương, chẩn đoán loãng xương và giới thiệu về máy pQCT của nhóm VOS.

BS CKII. Hồ Phạm Thục Lan trình bày cách đo mật độ xương, chẩn đoán loãng xương và giới thiệu về máy pQCT của nhóm VOS.

 

Lớp học nghỉ giữa buổi để mọi người sửa dụng cà phê và trà được các thành viên nhóm nghiên cứu VOS pha sẵn trước hội trường.

Lớp học nghỉ giữa buổi để mọi người sửa dụng cà phê và trà được các thành viên nhóm nghiên cứu VOS pha sẵn trước hội trường.

 

PGS.TS. Lê Anh Thư nói về dịch tễ và các yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương.

PGS.TS. Lê Anh Thư nói về dịch tễ và các yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương.

 

ThS.BS. Đoàn Công Minh với bài “Đánh giá nguy cơ gãy xương”

ThS.BS. Đoàn Công Minh với bài “Đánh giá nguy cơ gãy xương”

 

PGS.TS.BS. Đỗ Phước Hùng với bài trình bày về bệnh loãng xương dưới góc nhìn của một nhà ngoại khoa.

PGS.TS.BS. Đỗ Phước Hùng với bài trình bày về bệnh loãng xương dưới góc nhìn của một nhà ngoại khoa.

 

GS. Nguyễn Văn Tuấn mở đầu buổi học thứ 2 với bài giảng về các maker chu chuyển xương.

GS. Nguyễn Văn Tuấn mở đầu buổi học thứ 2 với bài giảng về các maker chu chuyển xương.

 

ThS.BS. Mai Duy Linh với bài trình bày về “Phòng ngừa loãng xương”

ThS.BS. Mai Duy Linh với bài trình bày về “Phòng ngừa loãng xương”

 

GS. Nguyễn Văn Tuấn kết thúc lớp CME bằng việc nêu lên các hướng nghiên cứu về loãng xương trong tương lai

GS. Nguyễn Văn Tuấn kết thúc lớp CME bằng việc nêu lên các hướng nghiên cứu về loãng xương trong tương lai

 

Tất cả bài giảng từ CME về bệnh loãng xương luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi và đặt câu hỏi trao đổi, củng cố kiến thức từ các bác sĩ tham gia.

Tất cả bài giảng từ CME về bệnh loãng xương luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi và đặt câu hỏi trao đổi, củng cố kiến thức từ các bác sĩ tham gia.

 

Bác sĩ y học cổ truyền tham gia học tập và đóng góp ý kiến, trao đổi kiến thức về đông y trong việc nghiên cứu điều trị bệnh loãng xương tại Việt Nam.

Bác sĩ y học cổ truyền tham gia học tập và đóng góp ý kiến, trao đổi kiến thức về đông y trong việc nghiên cứu điều trị bệnh loãng xương tại Việt Nam.

 

Các bác sĩ tham gia CME đều được làm bài pre-test và post-test để đánh giá hiệu quả học tập từ lớp học.

Các bác sĩ tham gia CME đều được làm bài pre-test và post-test để đánh giá hiệu quả học tập từ lớp học.

 

Các bác sĩ tham gia CME chụp hình cùng các thành viên nhóm nghiên cứu VOS và các giảng viên sau 2 ngày học tập đầy năng lượng và hiệu quả.

Các bác sĩ tham gia CME chụp hình cùng các thành viên nhóm nghiên cứu VOS và các giảng viên sau 2 ngày học tập đầy năng lượng và hiệu quả.

 

GS. Nguyễn Văn Tuấn, BS CKII. Hồ Phạm Thục Lan, ThS.BS. Đoàn Công Minh, ThS.BS. Mai Duy Linh và ThS.BS. Nguyễn Dạ Thảo Uyên chụp hình cùng các tình nguyện viên nhóm nghiên cứu VOS.

GS. Nguyễn Văn Tuấn, BS CKII. Hồ Phạm Thục Lan, ThS.BS. Đoàn Công Minh, ThS.BS. Mai Duy Linh và ThS.BS. Nguyễn Dạ Thảo Uyên chụp hình cùng các tình nguyện viên nhóm nghiên cứu VOS.

 

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm