KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA

26/10/2021

APCO Framework (Khung APCO) có thể trợ giúp như thế nào ?

 

 

Vào ngày 28 tháng 1 năm 2021, Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương về Bệnh loãng xương (Asia Pacific Consortium on Osteoporosis - APCO) - một tổ chức phi chính trị bao gồm các chuyên gia loãng xương đến từ đa dạng các hệ thống chăm sóc sức khỏe từ khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã ra mắt The APCO Framework- tiêu chuẩn thực hành lâm sang đầu tiên toàn châu Á-Đại Dương để sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương, nhắm vào một loạt các nhóm nguy cơ cao. Được xuất bản trên Osteelet International vào tháng 1 năm 2021, The APCO Framework bao gồm 16 tiêu chuẩn lâm sàng tối thiểu được thiết lập để làm tiêu chuẩn cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc loãng xương tối ưu trong khu vực. Ấn phẩm đã được đăng trên hơn 300 nền tảng tin tức khu vực tại thời điểm đó.

 

Kể từ khi được xuất bản, The APCO Framework đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các tổ chức hàng đầu về loãng xương, các nền tảng tin tức y tế và người tiêu dùng trong khu vực. Các thành viên APCO đang tích cực phổ biến thông tin và khuyến khích việc thực hiện The Framework tại các quốc gia của họ.

 

Bài viết này tóm tắt sáu bài báo, bài bình luận và ý kiến được khảo sát gần đây về The APCO Framework, tác giả gồm Chủ tịch, Giáo sư Manju Chandran và các thành viên APCO, tất cả đều là những chuyên gia về loãng xương nổi tiếng ở các quốc gia của họ. Mỗi ấn phẩm củng cố cách The Framework đóng vai trò là nền tảng để hài hòa hóa các hướng dẫn thực hành lâm sàng về loãng xương quốc gia và khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương. Một thông điệp chính khác được nhấn mạnh trong các bài báo là việc hợp tác với các cơ quan tư vấn khu vực như APCO và các tổ chức cơ xương khớp quốc tế như Tổ chức Loãng xương Quốc tế (International Osteoporosis Foundation - IOF) sẽ không mâu thuẫn với việc hỗ trợ phát triển hệ thống y tế và các hướng dẫn về loãng xương riêng của mỗi quốc gia, và trên thực tế sẽ chỉ phục vụ cho việc làm giàu cho họ. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về các bài báo khác nhau.

 

Giải quyết loãng xương và gãy xương do loãng xương ở Singapore

Biên niên sử của Học viện Y khoa Singapore

Được viết bởi Chủ tịch APCO, Giáo sư Manju Chandran, Singapore và Thành viên Ủy ban Điều hành APCO, Phó Giáo sư trợ lý, Paul Mitchell, New Zealand, bài viết được mời đăng trên tạp chí y khoa uy tín nhất cả nước - Biên niên sử của Học viện Y khoa Singapore (Annals of the Academy of Medicine Singapore), tiết lộ rằng Singapore là một trong số ít quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương coi loãng xương là ưu tiên sức khỏe quốc gia. Sau khi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vận động thành công, bệnh loãng xương đã được đưa vào Chương trình Quản lý Bệnh mãn tính của Singapore vào năm 2015, bao gồm chi phí khám bệnh ngoại trú thông qua bảo hiểm y tế quốc gia bắt buộc của Singapore-Medisave. Hơn nữa, các đơn vị riêng lẻ như Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương - đơn vị duy nhất trong nước dành riêng cho việc chăm sóc và nghiên cứu lâm sàng về bệnh loãng xương và các bệnh xương chuyển hóa khác tại bệnh viện lớn nhất và lâu đời nhất Singapore – Đa Khoa Singapore, cùng với nhiều tổ chức khác của Singapore , tiếp tục hướng tới việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và các chuyên gia y tế về bệnh loãng xương trong cả nước.

Bài báo cho rằng rằng mặc dù Singapore đang đi đúng hướng, quốc gia này không thể làm việc cô lập, và do đó, phải hợp tác với các tổ chức bên ngoài, chẳng hạn như IOF và APCO, để giải quyết gánh nặng ngày càng tang của bệnh loãng xương. Bài báo giải thích thêm về cách thức mà The APCO Framework có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của từng quốc gia và có thể dùng làm tiêu chuẩn để Singapore sửa đổi Hướng dẫn Chăm sóc Phù hợp của riêng mình.

 

Nhu cầu của hướng dẫn lâm sàng để quản lý bệnh loãng xương và con đường tương lai cho Pakistan

Tạp chí của Trường Cao đẳng Bác sĩ và Bác sĩ phẫu thuật, Pakistan

Ở Pakistan, các hướng dẫn lâm sàng về loãng xương không tồn tại. Hơn nữa, hiện không có báo cáo nào về việc tuân thủ bất kỳ kế hoạch hành động nào trong thực hành lâm sàng. Ngoài ra, dữ liệu chính xác về loãng xương không có do số lượng hạn chế của các nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện cho đến nay.

Được ủy quyền bởi Ủy viên Ủy ban điều hành APCO, Giáo sư Aysha Habib Khan, Pakistan, và Chủ tịch APCO, Giáo sư Manju Chandran, Singapore, bài báo này lập luận rằng con đường phía trước cho Pakistan là phát triển các hướng dẫn quốc gia cụ thể bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn lâm sàng được nêu trong The APCO Framework làm chuẩn. Bài báo nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc đưa loãng xương như một ưu tiên trong Kế hoạch Hành động Quốc gia của Chính phủ Pakistan.

 

Khung tiêu chuẩn chăm sóc lâm sàng của APCO: Bước tiến lớn trong việc hợp lý hóa việc chăm sóc bệnh loãng xương ở Ấn Độ

Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Ấn Độ, Ấn Độ

Bài bình luận này của các thành viên APCO, Giáo sư Sanjay Kumar Bhadada, Manju Chandran, Manoj Chadha, Ambrish Mithal và Tiến sĩ Rimesh Pal trên tạp chí Nội tiết được công nhận và có tiếng của Ấn Độ - Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Ấn Độ (Indian Journal of Endocrinology and Metabolism), nhấn mạnh sự thiếu đồng thuận rõ ràng giữa các địa phương hướng dẫn chẩn đoán và quản lý loãng xương ở một quốc gia rộng lớn và đa dạng về sắc tộc là Ấn Độ.

Hiệp hội Mãn kinh Ấn Độ (Indian Menopause Society-IMS) đã xuất bản các hướng dẫn thực hành lâm sàng về loãng xương sau mãn kinh vào năm 2013, sau đó được cập nhật vào năm 2019 - 2020. Tương tự, Hiệp hội Nghiên cứu Xương và Khoáng sản Ấn Độ (Indian Society of Bone and Mineral Research -ISBMR) gần đây cũng đã soạn thảo một bộ hướng dẫn thực hành lâm sàng cho chẩn đoán và điều trị loãng xương ở nam giới và phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn còn một sự khác biệt đáng kể giữa các hướng dẫn của Ấn Độ, lưu ý rằng cả hai hướng dẫn hiện hành đều chưa giải quyết được những tranh cãi hiện tại trong lĩnh vực chăm sóc loãng xương.

Các tác giả của bài báo phản ánh về cách các tiêu chuẩn lâm sàng tối thiểu được nêu trong Khung APCO có thể dùng làm tiêu chuẩn để Ấn Độ (và tất cả các quốc gia khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương) nâng cấp và sửa đổi các hướng dẫn quốc gia về loãng xương hiện có của họ hoặc để phát triển các hướng dẫn mới.

 

Tiêu chuẩn Chăm sóc Tối thiểu Loãng xương

MJA Insight +, Úc

Thành viên Ủy ban điều hành APCO, Giáo sư Peter Ebeling, Úc, đã phát triển một phần ý kiến cho MJA Insight + - ấn phẩm trực tuyến cho Tạp chí Y khoa của Úc (Medical Journal of Australia-MJA), xuất bản vào tháng 2 năm 2021. Bài báo cung cấp tổng quan về sự phát triển của The APCO Framework, bao gồm phân tích 5IQ mà các thành viên APCO đã thực hiện để đánh giá các hướng dẫn thực hành lâm sàng hiện có ở Châu Á-Thái Bình Dương. Bài bình luận đã nêu bật phương pháp đồng thuận Delphi bốn vòng, toàn diện, tiếp theo, cho phép các thành viên APCO đồng ý về một bộ tiêu chuẩn lâm sàng chuẩn để cung cấp dịch vụ chăm sóc loãng xương có chất lượng cho khu vực.

 

Tránh gãy xương trong tương lai: Cải thiện sức khỏe xương cho người New Zealand

NZJM Digest, New Zealand

Một phần ý kiến được đưa ra bởi Giáo sư Paul Mitchell, Christine Gill, Giáo sư Nigel Gilchrist và Giáo sư Ian Reid tìm cách tiếp cận của New Zealand để giảm tỷ lệ té ngã và chấn thương liên quan đến gãy xương trong dân số già của đất nước. Bài báo thảo luận về cách tiếp cận đa ngành và đa lĩnh vực được theo đuổi từ năm 2012 đến năm 2021, để đạt được kỳ vọng của Bộ Y tế New Zealand rằng tất cả các ban y tế cấp huyện sẽ triển khai Dịch vụ liên lạc người gãy xương (Fracture Liaison Service-FLS). Bài viết cũng nêu ra những nỗ lực của Loãng xương New Zealand (Osteosystem New Zealand-ONZ) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe của xương.

Trong suốt Thập kỷ Lão hóa Khỏe mạnh (2021 - 2030), ONZ đang có kế hoạch hợp tác với các tổ chức đối tác trong liên minh 'Sống khỏe hơn để sống lâu hơn'(Live Stronger for Longer), và hơn nữa, để soạn thảo BoneCare 2030 (lộ trình cho sức khỏe xương tốt hơn cho người New Zealand), và cập nhật 'Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương ở New Zealand' năm 2017 của họ. Điều quan trọng là, các cập nhật đối với hướng dẫn quốc gia sẽ dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng được nêu trong The APCO Framework .

 

Sự cần thiết phải hợp tác quốc tế. Chăm sóc loãng xương xuyên biên giới - Tập trung vào Nam Á

Bản tin của Hiệp hội Nội tiết Ấn Độ (Endocrine Society of India ESI), Ấn Độ

Vào tháng 4 năm 2021, Chủ tịch APCO, Giáo sư Manju Chandran, đã được mời để đưa ra bình luận trong Khai mạc của Bản tin của Hiệp hội Nội tiết Ấn Độ. Trong bài viết này, Giáo sư Chandran làm sáng tỏ gánh nặng của bệnh loãng xương ở Nam Á - một khu vực rộng lớn về diện tích và sự không đồng nhất về địa hình, bao gồm các chuẩn mực về chủng tộc, kinh tế xã hội và văn hóa vô cùng đa dạng.

Tiến sĩ Chandran nêu ra những vấn đề và thách thức chính trong chăm sóc người loãng xương trong khu vực, bao gồm việc thiếu lập kế hoạch và thực hiện các chính sách y tế đầy đủ, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực chăm sóc sức khỏe ở một số quốc gia trong khu vực, thiếu dữ liệu dịch tễ học chất lượng gây cản trở nghiên cứu, và sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa đáng kể của các nhóm dân cư ngay cả trong các quốc gia. Mặc dù điều này vẽ nên một bức tranh về sự diệt vong và u ám, bà chỉ ra một thực tế là các quốc gia trong khu vực đang dần tạo ra một bản sắc chung của khu vực và cố gắng chuyển tư duy chính trị thành hành động cụ thể. Bà nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia Nam Á trong việc hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế, chẳng hạn như APCO và IOF, để giúp hỗ trợ sự phát triển của các hệ thống y tế cá nhân, quốc gia và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho các thách thức sức khỏe quan trọng của khu vực.

 

 

Để biết thêm thông tin về The APCO Framework, hãy truy cập: apcobonehealth.org/apco-framework

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn để cập nhật tất cả các tin tức và ấn phẩm APCO mới nhất: asia-pacific-consortium-on-osteoporosis

Tin và bài liên quan

PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

14/10/2021

Mỗi chuyên gia trình bày về bối cảnh loãng xương ở quốc gia của họ, vạch ra các nỗ lực khác nhau đang được tiến hành để giải quyết gánh nặng của bệnh loãng xương và giải thích cách thức triển khai APCO Framework trên toàn khu vực để cải thiện việc sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương.

GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT
GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT

13/10/2021

Gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi khá phổ biến, ảnh hưởng tới 18% ở phụ nữ và 6% ở nam giới trong suốt cuộc đời của họ, và liên quan đáng kể đến tử vong và gánh nặng bệnh tật.

LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG
LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG

24/05/2021

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ác tính của tạng đặc ở nam giới phổ biến nhất. Gần một nửa số nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ được điều trị bằng liệu pháp loại bỏ androgen (androgen deprivation therapy-ADT) để ngăn chặn mức testosterone. Trong khi điều này cải thiện tỷ lệ sống và tỷ lệ tử vong không bệnh tật, ADT có liên quan đến việc mất BMD và tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương. Biến chứng này sẽ ngày càng trở nên phổ biến do dân số già và tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt và loãng xương ngày càng gia tăng theo tuổi tác.

Xem thêm