Bài kiểm tra đơn giản để hiểu về sức khỏe xương của bạn

28/12/2018

IOF One Minute Risk Test- 19 câu hỏi đơn giản để hiểu về sức khỏe xương của bạn

 

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

Đó là các yếu tố nguy cơ khi đã có thì không thể thay đổi. Quan trọng là bạn nên nhận biết các yếu tố nguy cơ này và thực hiện các bước phòng ngừa, giảm mất khoáng ở xương.

1. Ba hoặc mẹ bạn có từng được chẩn đoán loãng xương hay bị gãy xương sau khi ngã nhẹ từ tư thế đứng hoặc vị trí thấp chưa? Có  Không

2. Ba hoặc mẹ bạn có bị gù lưng không? Có  Không

3. Bạn lớn hơn 40 tuổi? Có  Không

4. Bạn đã từng bị gãy xương sau khi ngã nhẹ khi trưởng thành? Có  Không

5. Bạn có thường xường té ngã (nhiều hơn một lần một năm) hoặc sợ té ngã do bạn yếu không?  Có  Không

6. Sau 30 tuổi, bạn lùn đi hơn 3cm? Có  Không

7. Bạn nhẹ cân (BMI dưới 19kg/m2)? Có  Không

8. Bạn đang hoặc từng dùng thuốc chứa corticoid (cortisone, prenisone…) hơn 3 tháng liên tục (thuốc này thường được kê toa với bệnh nhân bị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh có phản ứng viêm khác)? Có  Không

9. Bạn được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp? Có  Không

10. Bạn từng được chẩn đoán bị cường giáp, cường tuyến cận giáp, đái tháo đường type 1, các rối loạn dinh dưỡng/ tiêu hóa như bệnh Crohn hoặc bệnh không dung nạp Gluten ? Có  Không

Nếu bạn là phụ nữ:

11. Bạn mãn kinh trước 45 tuổi ? Có  Không

12. Bạn không có kinh trong vòng 12 tháng hoặc hơn (trong giai đoạn đó bạn không có thai, chưa nãm kinh hay chưa cắt tử cung)? Có  Không

13. Bạn đã bị cắt bỏ hai buồng trứng trước 50 tuổi và không dùng liệu pháp hoocmon thay thế? Có  Không

Nếu bạn là nam giới:

14. Bạn đã hoặc đang trải qua giai đoạn giảm ham muốn tình dục hoặc có các triệu chứng khác liên quan đến giảm lượng testosterone?  Có  Không

 

Các yếu tố nguy cơ do lối sống – bạn có thể thay đổi được chúng

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi này thường liên quan đến chế độ ăn hoặc lối sống

15. Bạn có thường xuyên uống rượu bia nhiều (nhiều hơn 2 đơn vị cồn một ngày)? Có  Không

16. Bạn đang hoặc đã hút thuốc lá? Có  Không

17. Thời gian hoạt động thể lực hằng ngày của bạn ít hơn 30 phút (làm việc nhà, làm vườn, chạy, đi bộ…)? Có  Không

18. Bạn không dùng hoặc dị ứng sữa và các sản phẩm làm từ sữa và không dùng bất kì nguồn bổ sung canxi nào khác? Có  Không

19. Bạn ở tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít hơn 10 phút mỗi ngày không dùng bất kì nguồn bổ sung vitamin D nào khác? Có  Không

 

Tin và bài liên quan

KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA
KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA

26/10/2021

APCO Framework (Khung APCO) có thể trợ giúp như thế nào ?

LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG
LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG

24/05/2021

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ác tính của tạng đặc ở nam giới phổ biến nhất. Gần một nửa số nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ được điều trị bằng liệu pháp loại bỏ androgen (androgen deprivation therapy-ADT) để ngăn chặn mức testosterone. Trong khi điều này cải thiện tỷ lệ sống và tỷ lệ tử vong không bệnh tật, ADT có liên quan đến việc mất BMD và tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương. Biến chứng này sẽ ngày càng trở nên phổ biến do dân số già và tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt và loãng xương ngày càng gia tăng theo tuổi tác.

Kết quả nghiên cứu: “Sự khác biệt về giới tính trong cấu trúc xương và sự gãy xương của người Việt” của Đại học Tôn Đức Thắng trên tạp chí thuộc Nhà xuất bản Nature
Kết quả nghiên cứu: “Sự khác biệt về giới tính trong cấu trúc xương và sự gãy xương của người Việt” của Đại học Tôn Đức Thắng trên tạp chí thuộc Nhà xuất bản Nature

17/07/2018

Ðại học Tôn Ðức Thắng (TDTU) giới thiệu cùng thày-cô, viên chức, sinh viên và các bạn quan tâm một công trình nghiên cứu mới và tiêu biểu của TDTU trong lĩnh vực y học. Công trình nghiên cứu sự khác biệt về cấu trúc xương giữa nam và nữ (tựa đề tiếng Anh là“Sex-difference in bone architecture and bone fragility in Vietnamese”)có thể giải thích tại sao nữ giới có nguy cơ gãy xương cao hơn nam giới. Công trình này được công bố trên Tạp chí Scientific Reports thuộc Nhà xuất bản Nature. Scientific Reports là một tạp chí quốc tế thuộc ISI, có chỉ số ảnh hưởng (IF, impact factor) là 4.259 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Hoa Kỳ) và có chỉ số H-index là 104 theo SJR (Tây Ban Nha).

Xem thêm