Bài tập cột sống cổ

12/08/2018

Mục đích của bài tập cột sống cổ: 1. Giúp bạn khôi phục các hoạt động thường ngày mà không làm tăng triệu chứng đau ở vùng cổ. 2. Việc luyện tập không chỉ giúp giảm đau mà còn tránh tái phát cơn đau. 3. Tuỳ mức độ đau mà thực hiện động tác với cường độ thích hợp.

I. Chọn Bài Tập Phù Hợp:

1.      Cần phân biệt cơn đau lan từ vùng cổ xuống vai và tay hay xuất phát tại chổ.

2.      Nếu các triệu chứng xuất hiện sau khi chơi thể thao hoặc tư thế làm việc thì cần điều chỉnh các hoạt động này.

3.      Nên bắt đầu bài tập nhẹ nhàng, tăng dần về cường độ và thời gian.

4.      Nếu cơn đau xuất hiện và có khuynh hướng tăng lên, cần ngưng tập và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

II. Tập giữ tư thế đúng:

1.      Đi bộ giữ đầu tư thế thẳng:

-        Tư thế “trung tính”: nâng ngực, vai đưa ra sau, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng.

-        Tư thế sai: đầu hơi thụt ra trước. Dễ gây đau cổ,thời gian đau cũng kéo dài.

-        Lúc mới tập giữ tư thế đúng, thường cảm giác rất mỏi, cần kiên nhẫn.

 

2.     Nằm Ngửa Giữ Đầu Thẳng:

-        Giúp tập giữ tư thế “trung tính” ít mệt hơn, thư giãn được.

-        Kê gối mỏng hoặc không kê gối miễn có cảm giác dễ chịu.

-        Mắt hướng thẳng lên trên.

-        Nằm 5-10 phút, lập lại mỗi 2 giờ nếu cần

 

III. Tập co cổ:

1.      Nằm ngửa tập co cổ:

-        Ngón tay đặt dưới cằm tạo lực kháng lại động tác đẩy cằm xuống dưới, đầu đi xuống theo nhưng vẫn thẳng trục.

-        Cảm giác căng cơ vùng cổ và nhăn da vùng dưới cằm.

-        Tập 8-10 lần, ngừng nếu cơn đau cổ tăng lên.

 

2.      Tập co cổ tư thế đứng hay ngồi:

-        Có thể dùng ngón tay đẩy cằm để đưa đầu về phía sau càng nhiều càng tốt,mắt nhìn thẳng.

-        Cảm giác căng cơ vùng gáy và chùng da cổ. Giữ 1-2 giây rồi thả lỏng, về tư thế “trung tính”. Làm 8-10 lần, tập 3-4 lần/ngày, trong 2 tuần.

IV. Chú ý về tư thế tập luyện: 

1.  Tư thế đúng: Mắt nhìn thẳng theo hướng trên vai, theo như hình bên. Giúp giảm sang chấn lên đĩa đệm và dây chằng vùng cổ. Nên kê thêm gối chêm vùng thắt lưng ưỡn cong, hạn chế ngồi ghế nệm quá mềm

2. Tư thế sai: Thường gặp, có thể làm xuất hiện cơn đau. Thường ngồi chùng người xuồng, đầu đưa ra trước. Nếu ngồi lâu, làm tăng cơn đau vùng cổ và thắt lưng do tăng áp lực lên vùng này.

 

V. Tập tăng cường sức cơ:

-     Ngồi dựa lưng vào ghế, đầu ở tư thế trung tính.

-     Đặt tay lên trán tạo lực đẩy đầu ra sau, cố gắng giữ đầu và cổ kháng lại lực đẩy này với khả năng mạnh nhất.

-     Đẩy trong 10 giây, thư giãn, lập lại 3 lần. Tập 3 lần/ngày

-     Tương tự, đặt tay sau đầu và đẩy ra trước. Dùng lực giữ thẳng đầu “trung tính”.

-     Giữ tư thế đối kháng trên trong 10 giây rồi thả lỏng. Lập lại 3 lần. Tập 2 lần/ngày.

-     Tiếp tục với tay đặt vào 1 bên trán và đẩy đối kháng như trên.

-     Giữ trong 10 giây, thả lỏng rồi tiếp tục, thực hiện 3 lần.

-     Sau đó, đổi tay sang bên còn lại. Tập 2 lần/ngày.

VI. Nằm sấp nâng đầu:

-        Nằm sấp trên mặt phẳng cứng, dùng khuỷ chống, nâng vai và đầu lên. Giữ đầu-cổ “trung tính”. Cúi gập cằm đụng ngực rồi ngửa cổ tối đa, mắt nhìn lên trời, giữ 10 giây rồi từ từ cúi lại.

-        Thực hiện 5 lần, tập 2 lần/ngày

 

 

 

 

 

 

 

VII. Nằm Ngửa, Nâng Đầu:

-          Nằm trên mặt phẳng cứng như trong hình.

-          Nâng cao hẳn đầu lên, chạm cằm vào ngực, giữ 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.

-          Thực hiện 8-10 lần. Tập 2 lần/ngày.

VIII.  Kéo Dãn Bả Vai:

-          Đứng thẳng, tay thả dọc thân mình, giữ thẳng đầu-cổ.

-          Nhẹ nhàng, dứt khoát, nâng 2 vai ra sau và ép 2 xương bả vai, đưa ra sau và hướng xuống dưới, giữ 10 giây, tăng dần lên 30 giây.

-          Lập lại 5 lần. Tập 2 lần/ngày.

IX. Xoay Cổ:

-          Tập ở tư thế đứng hay ngồi.

-          Giữ đầu ở tư thế trung tính, từ từ xoay đầu sang phải đến mức tối đa có thể. Sau đó đổi bên.

-          Thực hiện mỗi bên 5 lần. Tập 2 lần/ngày.

X.  Kết Luận:

-          Các bài tập dành cho cột sống cổ rất cần thiết vì không chỉ làm giảm cơn đau, mà còn có tác dụng tăng cường sức cơ vùng cổ, tránh tư thế xấu giúp tránh tái phát các cơn đau về sau.

-          Cần lưu ý: nếu cơn đau vùng cột sống cổ xuất hiện sau 1 tai nạn kèm tê, cảm giác yếu tay, cần đến khám bác sỹ chuyên khoa trước khi tự thực hiện bất kỳ bài tập cột sống cổ nào.

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm