Bài tập cột sống thắt lưng

12/08/2018

Mục đích của bài tập cột sống thắt lưng: 1. Giúp bạn khôi phục các hoạt động thường ngày và có một cuộc sống khỏe mạnh. 2. Giúp bạn luyện tập để trở lại với các hoạt động thể thao yêu thích của mình. 3. Cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của cột sống.

I. Quy Trình Tập Luyện:

1.      Khởi động: đi bộ, đạp xe tại chỗ 5-10 phút.

2.      Trình tự: khởi động → bài tập kéo căng → bài tập sức mạnh → bài tập kéo căng.

3.      Thời gian: tối thiểu 4-6 tuần

Các cơ lưng ở lớp nông				Các cơ lưng ở lớp giữa

Các cơ lưng ở lớp nông và Các cơ lưng ở lớp giữa

II. Các Bài Tập Kéo Căng:

1.      Quỳ duỗi lưng:

-        Cơ hoạt động chính: cơ lưng rộng, cơ duỗi cột sống.

-        Làm theo trình tự:

+        Qùy bằng 2 tay và gối.

+        Nâng người về phía trước, giữ trong 05 giây.

+        Hạ người về phía sau, giữ mông chạm góc càng gần càng tốt, duỗi 2 tay, giữ trong 5 giây.

+        Làm lặp lại động tác 10 lần.

-        Tập mỗi ngày trong tuần.

-        Tip: nhìn xuống dưới để giữ cổ thẳng hàng với cột sống.

2.      Ngồi xoay người:

-        Cơ hoạt động chính: cơ chéo ngoài, cơ chéo trong, cơ hình lê.

-        Làm theo trình tự:

+        Ngồi trên sàn, 2 chân thẳng, gác chân trái lên chân còn lại.

+        Từ từ xoay người về bên chân cong, đặt bàn tay đối bên lên đùi bên cong, hỗ trợ quay người.

+        Nhìn vào vai, giữ trong 30 giây, từ từ quay lại và đổi bên, thực hiện 4 lần.

+        Làm lặp lại lần 2.

-        Tập mỗi ngày trong tuần.

-        Tip: ngồi thẳng và giữ mông luôn chạm đất khi quay.

3.      Gối chạm ngực:

-        Cơ hoạt động chính: cơ lưng rộng.

-        Làm theo trình tự:

+        Nằm lưng chạm sàn.

+        Nâng chân trái và đưa đầu gối về phía ngực, nắm đầu gối, ống quyển kéo càng gần càng tốt.

+        Giữ thẳng bụng và lưng chạm sàn, giữ trong 5 giây.

+        Đổi chân đối diện, sau đó kéo 2 chân cùng lúc, lặp lại 10 lần.

+        Lặp lại trình tự thêm 2 lần.

-        Tập mỗi ngày trong tuần.

-        Tip: giữ cột sống thẳng trong suốt quá trình.

III. Các Bài Tập Sức Mạnh:

1.      Chó săn chim:

-        Cơ hoạt động chính: cơ co duỗi cột sống lưng, cơ mông.

-        Làm theo trình tự:

+        Quỳ bằng 2 tay và gối.

+        Giữ thẳng bụng và giơ 1 tay (Phải) ra trước bằng vai, giữ thẳng cơ thể.

+        Từ từ nâng và duỗi chân đối diện (Trái) thẳng ra sau.

+        Giữ thẳng cơ ở mông và đùi, giữ trong 15 giây.

+        Từ từ trở về tư thế ban đầu, đổi chân và tay.

+        Lặp lại trình tự thêm 4 lần.

-        Tập mỗi ngày trong tuần.

2.      Tấm ván:

-     Cơ hoạt động chính: co cơ duỗi lưng, cơ lưng rộng, cơ bụng.

-     Làm theo trình tự:

+     Nằm sấp trên sàn với cánh tay chạm đất, khuỷu tay thẳng với vai.

+     Giữ thẳng bụng và nâng háng lên khỏi mặt đất.

+     Co cơ mông và nâng gối lên khỏi mặt đất.

+     Để cơ thể thẳng và giữ trong 30 giây, nếu không giữ được có thể hạ gối xuống.

+     Từ từ trở về tư thế ban đầu, nghỉ 30 giây và lặp lại.

+     Lặp lại trình tự thêm 4 lần.

-     Tập mỗi ngày trong tuần.

-     Tip: giữ khung chậu không chạm sàn.

3.      Tấm ván bên cải tiến:

-        Cơ hoạt động chính: cơ lưng rộng, cơ chéo trong, cơ chéo ngoài.

-        Làm theo trình tự:

+        Nằm nghiêng 1 bên với chân trái bên dưới hơi cong, khuỷu tay thẳng dưới vai với cẳng tay duỗi phía dưới.

+        Giữ thẳng cơ bụng và nâng hông lên khỏi sàn.

+        Nếu có thể, duỗi thẳng chân trái bên dưới và nâng gối lên khỏi sàn.

+        Để cơ thể thẳng và giữ trong 15 giây, hạ xuống và đổi bên.

+        Lặp lại trình tự thêm 4 lần.

-        Tập mỗi ngày trong tuần.

-        Tip: giữ cổ thẳng với cột sống, không nhún vai chạm tai.

4.      Nâng hông:

-        Cơ hoạt động chính: cơ co duỗi lưng vùng thấp, cơ mông.

-        Làm theo trình tự:

+        Nằm ngửa tay chạm đất, gối cong và bàn chân chạm đất.

+        Co cơ bụng và cơ mông, nâng khung chậu lên, giữ cho cơ thể thẳng hàng từ vai tới gối.

+        Giữ trong vòng 15 giây.

+        Từ từ trở về tư thế ban đầu và lặp lại.

+        Lặp lại trình tự thêm 4 lần.

-        Tập mỗi ngày trong tuần.

-        Tip: đặt trọng lượng vào vai, không nâng cổ. 

 

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm