Đau lưng: những điều cần biết

17/09/2018

Đau lưng là gì? Đây là một vấn đề sức khỏe khá quen thuộc, nó biểu hiện từ một cơn đau mơ hồ, âm ỉ tới đột ngột, dữ đội khiến bạn không thể tiếp tục công việc. Nó có thể xảy ra đột ngột sau một tai nạn, té ngã, mang vác vật nặng, hoặc nó xuất hiện từ từ do tác động của tuổi tác tới cột sống. Bạn sẽ cảm nhận nó rõ hơn khi trải qua. Có thể bây giờ chúng ta chưa bị đau lưng, nhưng rất nhiều khả năng sau này mỗi chúng ta sẽ phải trải qua nó ít nhất một lần trong đời.

ĐAU LƯNG PHỔ BIẾN NHƯ THẾ NÀO?

Ở Mỹ, trung bình trong vòng 3 tháng, có hơn ¼  số người trưởng thành trải qua ít nhất 1 lần bị đau lưng. Đây là một trong những vấn đề y tế phổ biến nhất của xã hội.

 

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐAU LƯNG

-         Tuổi: Đau lưng thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng 30-40 tuổi. Sau đó nguy cơ này tăng dần theo thời gian

-         Mức độ thể hình cân đối: Đau lưng xảy ra phổ biến ở những người có thể hình không cân đối (béo phì, lười vận động,…). Cơ lưng và cơ vùng bụng yếu sẽ không nâng đỡ tốt được cho cột sống. Những người không thường xuyên tập thể dục thường đau lưng nhiều hơn so với những người có thói quen tập thể dục hằng ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng bài tập aerobic nhẹ nhàng rất tốt cho đĩa đệm đốt sống.

-         Chế độ ăn: Chế độ ăn với nhiều calories và chất béo đi kèm với lối sống ít vận động có thể dẫn đến béo phì, đồng nghĩa với việc làm tăng sức nặng lên lưng của bạn.

-         Di truyền: một vài bệnh gây ra đau lưng như viêm cột sống dính khớp – là một dạng viêm khớp ảnh hưởng lên cột sống, có yếu tố di truyền.

-         Chủng tộc:  chủng tộc có thể là nguy cơ của các vấn đề về lưng. Ví dụ: phụ nữ Châu Mỹ gốc Phi thường mắc bệnh trượt đốt sống gấp 2-3 lần phụ nữ da trắng. Trượt đốt sống là bệnh mà trong đó một xương đốt sống lưng trượt ra khỏi vị trí bình thường.

-         Các bệnh đồng mắc: Nhiều bệnh có thể gây ra triệu chứng hoặc góp phần gây đau lưng. Những bệnh này thường là các dạng khác của viêm khớp như: Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp, hoặc ung thư ở bất kì bộ phận nào của cơ thể lan tới cột sống.

-         Công việc: Những công việc yêu cầu mang vác nặng, đặc biệt những động tác phải vặn xoắn cột sống, có thể dẫn đến tổn thương và gây đau lưng. Công việc ít hoạt động hoặc công việc văn phòng cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây đau lưng, đặc biệt trong trường hợp bạn phải ở một tư thế bất động hoặc ngồi suốt một ngày trên một chiếc ghế không thoải mái.

-        Hút thuốc lá: Mặc dù hút thuốc không trực tiếp gây ra đau lưng nhưng nó làm tăng nguy cơ đau lưng phần thấp hoặc đau lưng liên quan đến đau thần kinh tọa ( Đau thần kinh tọa biểu hiện đau lưng lan xuống hông, chân do dây thần kinh bị chèn ép). Hơn nữa, hút thuốc có thể làm vết thương lâu lành, đau kéo dài đối với những người tổn thương vùng lưng, sau phẫu thuật vùng lưng hoặc gãy xương.

NGUYÊN NHÂN ĐAU LƯNG LÀ GÌ?

Biết được nguyên nhân, chúng ta sẽ hiểu được: đau lưng là một triệu chứng, không phải là một bệnh. Các nguyên nhân này bao gồm:

-         Vấn đề cơ học: Bạn sẽ cảm thấy đau khi hoạt động ở một tư thế nhất định. Có lẽ nguyên nhân cơ học phổ biến nhất là thoái hóa đĩa đệm cột sống – tức là tấm sụn ( đĩa đệm) nằm giữa hai đốt sống bị phá hủy dần theo tuổi. Khi đĩa đệm bị hỏng, khả năng đệm cho các đốt sống không còn nữa. Nếu vùng lưng chịu áp lực, sẽ gây đau theo cơ chế này. Các nguyên nhân cơ học khác gồm co thắt, căng cơ, gãy đĩa đệm cũng được gọi chung là thoát vị đĩa đệm.

-         Tổn thương cột sống: Các tổn thương như bong gân và gãy xương có thể gây đau trong một thời gian ngắn hoặc mãn tính. Các động tác vặn xoắn quá mức hoặc nâng vật nặng có thể làm bong các gân nâng đỡ cột sống. Gãy xương đốt sống thường xảy ra ở những người bị loãng xương. Các tổn thương nghiêm trọng gây ra đau lưng như tai nạn, té ngã thì ít phổ biến hơn.

-         Các bệnh đồng mắc: Nhiều bệnh gây ra hoặc góp phần dẫn đến đau lưng. Gồm: Vẹo cột sống ( thường không gây đau cho tới tuổi trung niên); Trượt đốt sống ; Các dạng viêm khớp, gồm: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp; Hẹp ống sống. Mặc dù bản thân loãng xương không gây đau, nhưng nó làm xương dễ gãy hơn, gián tiếp gây ra đau. Nguyên nhân khác gồm: mang thai, sỏi thận hoặc nhiễm trùng; lạc nội mạc tử cung ( là tình trạng mô tử cung hiện diện bên ngoài tử cung); Đau xơ cơ (đặc trưng bởi đau cơ lan rộng và mệt mỏi).

-         Nhiễm trùng và u bướu: Mặc dù nguyên nhân này không phổ biến, nhưng khi nhiễm trùng xảy ra ở đốt sống, gọi là Viêm tủy xương cũng gây đau lưng, hoặc trong Viêm đĩa đệm cũng vậy. U bướu tương đối hiếm khi là nguyên nhân đau lưng. U bướu đôi khi có thể nguyên phát từ lưng nhưng thường là kết quả của ung thư di căn từ nơi khác đến.

Mặc dù nguyên nhân gây đau lưng thường là yếu tố vật lý, nhưng yếu tố cảm xúc như stress lại đóng vai trò quan trọng trong việc đau sẽ dữ dội như thế nào, kéo dài bao lâu. Stress có thể ảnh hưởng lên cơ thể chúng ta qua nhiều cách, chẳng hạn như gây co cơ vùng lưng làm bạn thấy căng cơ và gây đau.

ĐAU LƯNG CÓ THỂ PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO

Cách tốt nhất để phòng ngừa đau lưng là tập thể dục thường xuyên và giữ cho cơ bắp luôn khỏe mạnh. Bốn bài tập đặc biệt sẽ được viết trong phần “ Đau lưng được điều trị như thế nào?”. Chúng sẽ giúp bạn tránh tổn thương lưng và đau lưng. Tập thể dục làm gia tăng sự cân bằng và sức khỏe, làm giảm nguy cơ té ngã và tổn thương, gãy xương vùng lưng. Các phương pháp như Tai chi và Yoga hoặc bài tập “ chịu sức nặng” luyện tập cho bạn sự thăng bằng, đều là những lựa chọn tốt cho bạn.

Chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng. Hãy duy trì cho mình một cân nặng hợp lý, nếu thừa cân, giảm cân sẽ giúp lưng của bạn không phải căng lên để chịu đựng một cơ thể nặng nề. Để cột sống và hệ thống xương của bạn luôn khỏe mạnh, hãy cung cấp đủ Canxi  và Vitamin D hằng ngày. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp phòng ngừa bệnh loãng xương – nguyên nhân gây gãy xương dẫn tới đau lưng. Canxi được tìm thấy trong thực phẩm hằng ngày: rau xanh, nước cam. Da bạn cũng sản sinh Vitamin D khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn không có cơ hội ra bên ngoài nhiều, bạn có thể nạp Vitamin D từ bữa ăn: hầu hết sữa và một vài loại thực phẩm khác đều chứa Vitamin D.

Hầu hết người lớn đều không được cung cấp đủ Canxi và Vitamin D, hãy hỏi bác sĩ của bạn làm như thế nào để cung cấp đủ cho một ngày, bạn có thể sử dụng thực phẩn chức năng hoặc viên đa sinh tố.

Hãy làm việc ở tư thế chuẩn, lưng bạn sẽ được nâng đỡ tốt hơn, và tránh mang vác nặng. Nếu bạn phải vác vật nặng, hãy giữ cho lưng bạn thẳng. Đừng gập người quá mức, thay vào đó, hãy nâng vật đó bằng cách dồn lực vào chân và hông.

KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ?

Hầu hết mọi người đều cảm thấy không cần thiết để đến gặp bác sĩ vì thường đau lưng sẽ thuyên giảm sau khi dùng hoặc không dùng thuốc. Tuy nhiên, hãy đến khám trong trường hợp: đau lưng kèm tê hoặc đau nhói dọc theo đường đi dây thần kinh, hoặc đau lưng dữ dội và không cải thiện sau uống thuốc và nghỉ ngơi, hoặc đau sau té ngã hoặc chấn thương. Đặc biệt, bắt buộc bạn phải đến gặp bác sĩ khi đau lưng kèm các triệu chứng sau: vấn đề khi đi tiểu ( tiểu khó, tiểu máu, tiểu gắt,…); đau, tê lan xuống chân; sốt; sụt cân không chủ ý. Các triệu chứng trên là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng cần điều trị ngay.

 

BẠN NÊN GẶP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA NÀO?

Triệu chứng đau lưng nằm trong rất nhiều chuyên khoa, bạn có thể đến khám ở bác sĩ gia đình, bác sĩ nội tổng quát hoặc bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và thần kinh. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ riêng của mình trước, nếu họ không điều trị được, họ sẽ giới thiệu bạn tới bác sĩ chuyên khoa sâu.

 

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm