Sống chung với bệnh viêm khớp

31/10/2018

Bệnh lý khớp viêm gây đau đớn là điều khó tránh khỏi. Bài viết sẽ cung cấp kiến thức về bệnh viêm khớp và cho chúng ta một số lời khuyên về những loại hình vận động nên làm. Từ đó những bệnh nhân viêm khớp có thể sống vui, sống khỏe và có thể tiếp tục làm những việc mình thích cùng với bệnh viêm khớp của mình .

BỆNH VIÊM KHỚP LÀ GÌ?

Rất nhiều người bắt đầu cảm thấy đau và khô cứng các khớp trong cơ thể theo thời gian. Đôi khi bàn tay hoặc đầu gối hoặc vai của họ trở nên đau nhức, khó cử động và có thể bị sưng lên. Những người này có thể mắc bệnh viêm khớp (Arthritis). Bệnh viêm khớp xảy ra bởi sự viêm lớp lót mô của các khớp. Một số biểu hiện của viêm gồm đỏ lên, nóng, đau và sưng tấy lên. Những triệu chứng này cho thấy rằng cơ thể bạn đang gặp vấn đề.

Các khớp có nơi mà hai xương nối lại với nhau, ví dụ như khuỷu tay hay đầu gối của bạn. Qua một khoảng thời gian, chỉ một số loại của bệnh viêm khớp chứ không phải toàn bộ, những khớp phức tạp có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Có rất nhiều loại của bệnh viêm khớp. Trong một số trường hợp khi bị bệnh viêm khớp, các cơ quan khác như mắt, ngực hoặc da của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số người sẽ lo lắng rằng khi mắc bệnh viêm khớp thì họ không thể  làm việc hoặc chăm sóc cho con cái và gia đình. Một số khác lại nghĩ rằng bạn chỉ cần chấp nhận sống chung bệnh viêm khớp là ổn.

CÓ NHỮNG LOẠI VIÊM KHỚP NÀO?

Có rất nhiều loại viên khớp khác nhau. Hai loại phổ biến nhất là viêm khớp mãn tính và viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp mãn tính là loại phổ biến nhất trong các loại bệnh viêm khớp. Tình trạng này thường đi kèm với độ tuổi và thường ảnh hưởng đến các ngón tay, đầu gối và hông. Đôi khi viêm khớp mãn tính có thể xảy ra qua một tổn thương tới một khớp. Ví dụ, một người trẻ tuổi có thể làm tổn thương đầu gối của mình trong khi chơi đá bóng. Hoặc một người nào đó bị ngã hoặc bị thương trong tai nạn xe hơi. Sau đó, qua vài năm sau khi đầu gối của người đó dường như đã lành, anh ta vẫn có thể mắc viêm khớp ở khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống bảo vệ của cơ thể không hoạt động đúng cách. Nó ảnh hưởng đến nhiều khớp và xương (thường ở bàn tay và bàn chân), và cũng có ảnh hưởng đến nội tạng và hệ thống nội quan. Bạn có thể cảm thấy bệnh hoặc mệt mỏi, cũng có thể kèm theo sốt.

Một loại phổ biến của viêm khớp nữa là gút, nó xảy ra bởi những tinh thể tích tụ ở các khớp. Nó thường ảnh hưởng tới ngón chân cái, nhưng nhiều khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Viêm khớp có thể đi kèm với một số bệnh lý khác. Điển hình như:

·         Lupus - là căn bệnh mà hệ thống bảo vệ của cơ thể có thể tổn thương tới các khớp, tim, da, thận và cái cơ quan khác.

·         Sự nhiễm trùng có thể thâm nhập vào các khớp và hủy hoại lớp đệm giữa các xương.

 

LIỆU TÔI CÓ BỊ VIÊM KHỚP KHÔNG? 

Cơn đau là dấu hiệu mà cơ thể muốn báo với rằng có gì đó bất thường trong cơ thể. Phần lớn các loại viêm khớp gây ra cơn đau trong các khớp xương của bạn. Bạn sẽ gặp khó khăn khi di chuyển. Một vài loại khớp khác có thể ảnh hưởng đến những phần khác trong cơ thể. Vì vậy, song song với việc đau khớp, bạn còn có thể có các triệu chứng sau: 

·         Sốt 

·         Sụt cân 

·         Khó thở

·         Phát ban hoặc ngứa

Những triệu chứng này cũng có thể là những triệu chứng của các bệnh khác 

 

TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ?

Hãy gặp ngay bác sĩ. Nhiều người thường sử dụng các loại thảo mộc hoặc các loại thuốc mà có thể mua được mà không cần toa. Nếu bạn có dùng những thứ này, bạn nên nói cho bác sĩ điều trị biết. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán rằng bạn có bị viêm khớp không hay có những bệnh liên quan không và cách điều trị. Đây là điều quan trọng nên đừng chần chừ.

Bạn sẽ cần nói với bác sĩ bạn cảm thấy như thế nào và bạn đau ở đâu. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm và chụp X - quang xương và khớp của bạn. Việc chụp X - quang không đau và không nguy hiểm. Bạn có thể phải rút một ít máu cho xét nghiệm, điều đó sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán loại viêm khớp nào bạn đang mắc phải. 

 

BÁC SĨ SẼ GIÚP ĐỠ BẠN NHƯ THẾ NÀO? 

Sau khi bác sĩ chẩn đoán được loại viêm khớp bạn mắc phải, họ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị tốt nhất. Bác sĩ sẽ cho toa thuốc để giảm đau, cứng khớp, và viêm. Bảo hiểm hay dịch vụ cộng đồng có thể giúp bạn trả phí thuốc men, gặp bác sĩ, các xét nghiệm và chụp X - quang. 

 

TÔI NÊN DÙNG THUỐC VIÊM KHỚP NHƯ THẾ NÀO? 

Sau khi bạn rời phòng khám, hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi bác sĩ cách dùng thuốc tốt nhất. Ví dụ, một số loại thuốc phải dùng với sữa, hay bạn phải ăn trước khi uống thuốc để đảm bảo thuốc không làm dạ dày bạn khó chịu. 

Bạn cũng nên hỏi số lần dùng thuốc hoặc số lần bôi thuốc lên các chỗ đau. Thuốc bôi có thể làm cho vùng da và khớp của bạn tốt hơn. Mặc dù vậy, thỉnh thoảng, thuốc bôi có thể là bỏng da hoặc phát ban. Nếu tình trạng này xảy ra, phải báo ngay cho bác sĩ. 

 

TÔI NÊN LÀM GÌ NẾU TÔI VẪN BỊ ĐAU? 

Thỉnh thoảng bạn có thể vẫn bị đau sau khi dùng thuốc. Đây là một số cách bạn có thể áp dụng để làm giảm cơn đau trong trường hợp này: 

·         Tắm nước ấm

·         Tập một số bài tập giãn cơ

·         Chườm đá ở vùng đau 

·         Thư giãn ở vùng khớp đau 

Nếu bạn vẫn tiếp tục bị đau sau khi dùng thuốc đúng cách và các cách giảm đau trên, bạn nên báo ngay cho bác sĩ. Loại thuốc khác có thể tốt hơn cho bạn. Trong một số trường hợp, mọi người có thể phẫu thuật để chữa trị như phẫu thuật thay khớp. 

BẠN CÓ THỂ CẢM THẤY TỐT HƠN! 

Viêm khớp có thể phá huỷ các khớp, cơ quan nội tạng và da của bạn. Đây là những việc bạn có thể làm để không làm tình trạng tệ hơn, và nó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, như: 

·         Cố gắng giảm cân. Quá cân có thể làm đầu gối và hông của bạn bị đau. 

·         Tập thể dục. Việc di chuyển tất cả các khớp sẽ giúp bạn. Bác sĩ hoặc y tá sẽ chỉ bạn làm sao để di chuyển dễ dàng hơn. Đi bộ mỗi ngày cũng giúp bạn tốt hơn. 

·         Uống thuốc đúng lúc, đúng liều. Nó sẽ giúp giảm đau và cứng khớp.

·         Tắm nước ấm vào buổi sáng. 

·         Khám bệnh định kì. 

·         Tìm hiểu những thông tin liên quan tới bệnh.

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm