Viêm khớp thiếu niên: những điều cần biết

07/10/2018

Đây là những thông tin chung về Viêm khớp thiếu niên. Bao gồm định nghĩa, quá trình hình thành, cách chẩn đoán của căn bệnh này

“ Arthritis” nghĩa là viêm khớp. Thuật ngữ này đề cập tới một nhóm bệnh gây đau, sưng tấy, cứng khớp, và gây mất khả năng di chuyển của khớp. Viêm khớp cũng thường được sử dụng để mô tả hơn 100 bệnh thấp khớp, không những gây ảnh hưởng tới khớp mà còn gây đau, sưng tấy, và cứng ở những cấu trúc hỗ trợ cơ thể như cơ, dây chằng, gân và xương. Một vài bệnh thấp khớp có thể gây ảnh hưởng những phần khác của cơ thể, trong đó có nhiều cơ quan nội tạng. Viêm khớp thiếu niên là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả viêm khớp ở trẻ em. Trẻ em có thể phát triển hầu hết các dạng viêm khớp có thể ảnh hưởng tới sau này, nhưng dạng phổ biến nhất gây ảnh hưởng trẻ em là Viêm khớp tự phát thiếu niên.

Cả Viêm khớp tự phát thiếu niên và Viêm khớp dạng thấp thiếu niên đều được phân loại viêm khớp mạn tính ở trẻ em. Hệ thống phân loại đã phát triển nhiều thập kỉ qua và có 3 loại: thể viêm ít khớp (Pauciarticular); thể viêm đa khớp (Polyarticular), thể hệ thống (Systemic-onset). Gần đây, các chuyên gia bệnh nhi về thấp khớp ở khắp nơi trên thế giới đã phát triển hệ thống phân loại Viêm khớp tự phát thiếu niên, bao gồm nhiều loại viêm khớp mạn tính hơn có ảnh hưởng đến trẻ em. Hệ thống này cũng phân chia chính xác 3 dạng Viêm khớp dạng thấp thiếu niên hơn hệ thống phân loại cũ.

Mặc dù số liệu thống kê của Viêm khớp thiếu niên có thay đổi,tuy nhiên theo báo cáo năm 2008 của National Arthritis Data Workgroup, có khoảng 294 000 trẻ em từ 0 đến 17 tuổi bị ảnh hưởng bởi viêm khớp và những bệnh liên quan đến thấp khớp. (1)

VIÊM KHỚP TỰ PHÁT THIẾU NIÊN LÀ GÌ?

Viêm khớp tự phát thiếu niên là thuật ngữ gần đây được chấp nhận rộng rãi để miêu tả nhiều loại viêm khớp mạn tính ở trẻ em.

Nói chung, những triệu chứng của Viêm khớp tự phát thiếu niên bao gồm đau khớp, sưng tấy, nóng và cứng khớp kéo dài liên tục hơn 6 tuần. Nó được phân chia thành bảy loại riêng biệt, với những triệu chứng đặc trưng:

1.    Viêm khớp tự phát thiếu niên thể hệ thống.

Một bệnh nhân bị viêm khớp, hoặc trước đó bị sốt kéo dài ít nhất 2 tuần. Cơn sốt này phải liên tục, kéo dài ít nhất 3 ngày, và phải đi kèm ít nhất một trong các triệu chứng sau:

·         Nổi hạch.

·         Lách hoặc gan to.

·         Viêm màng ngoài tim hoặc viêm màng phổi.

·         Những phát ban điển hình: bờ phẳng, hồng nhạt và thường không ngứa. Các điểm nhỏ của ban thường có kích thước bằng một phần tư hoặc nhỏ hơn. Chúng thường xuất hiện từ vài phút đến vài giờ, sau đó biến mất mà không để lại vết gì trên da. Những nốt này có thể di chuyển tới những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

2.    Viêm khớp tự phát thiếu niên thể viêm một hay vài khớp. Một bệnh nhân bị viêm từ một đến bốn khớp trong suốt 6 tháng đầu. Có 2 dạng được biết đến:

·         Persistent oligoarthritis, trẻ chưa có quá 4 khớp bị ảnh hưởng.

·         Extended oligoarthritis, sau 6 tháng đầu bị bệnh, trẻ có hơn 4 khớp bị ảnh hưởng.

3.    Viêm khớp tự phát thiếu niên thể đa khớp - yếu tố dạng thấp âm tính (được biết đến trước đây như Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể đa khớp - yếu tố dạng thấp âm tính). Bệnh nhân viêm khớp có nhiều hơn 5 khớp bị ảnh hưởng trong 6 tháng bệnh , và tất cả xét nghiệm yếu tố dạng thấp (proteins được sản xuất ra bởi hệ thống miễn dịch, tấn công các mô khỏe mạnh, thường được tìm thấy trong viêm khớp dạng thấp và Viêm khớp thiếu niên) âm tính.

4.    Viêm khớp tự phát thiếu niên thể đa khớp - yếu tố dạng thấp dương tính

Bệnh nhân viêm khớp có nhiều hơn 5 khớp bị ảnh hưởng trong 6 tháng đầu tiên mắc bệnh. Và có ít nhất 2 xét nghiệm yếu tố dạng thấp, cách nhau 3 tháng, dương tính.

5.    Viêm khớp tự phát thiếu niên dạng vảy nến. Bệnh nhân bị cả bệnh viêm khớp và vảy nến (bệnh da liễu), hoặc họ bị viêm khớp và có ít nhất 2 triệu chứng sau:

·         Viêm và sưng tấy toàn bộ một ngón tay hoặc chân ( được gọi là viêm dactylitis)

·         Móng tay lồi lõm hoặc bị tách móng

·         Bệnh vảy nến ở giai đoạn 1.

6.    Viêm khớp tự phát thiếu niên thể viêm nhiều điểm bám tận

Điểm bám tận là điểm mà gân, dây chằng hoặc ổ khớp tiếp nối với xương. Nếu điểm này bị viêm, nó có thể đau khi hoạt động. Vị trị thường gặp nhất là đầu gối và dây chằng Achilles ở gót chân. Người bệnh được chẩn đoán bị loại Viêm khớp tự phát thiếu niên này nếu họ bị viêm khớp và viêm điểm bám tận, hoặc nếu họ bị viêm khớp hoặc viêm điểm bám tận và có ít nhất một trong hai triệu chứng sau:

·         Viêm khớp nối sacroiliac (phần dưới cùng của lưng) hoặc đau và cứng khớp ở vùng cột sống (phần lưng dưới).

·         Xét nghiệm dương tính với HLA B27 gene.

·         Bắt đầu ở bé nam trên 6 tuổi.

·         Chẩn đoán ban đầu liên quan tới viêm cột sống dính khớp, viêm nhiều điểm bám tận, hoặc viêm khớp sacroiliac kết hợp với bệnh viêm ruột,hoặc viêm mắt cấp tính.

7.    Các dạng viêm khớp khác.

Trẻ được chẩn đoán bị dạng này nếu tình trạng viêm khớp không thõa điều kiện của một trong 6 loại trên hoặc nếu thõa nhiều hơn hơn một loại.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN?

Hầu hết bệnh Viêm khớp thiếu niên là bệnh tự miễn. Bình thường các tế bào miễn dịch cơ thể sẽ giúp chống lại vi khuẩn hoặc virus - nay lại tấn công những tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể. Kết quả gây viêm, với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Viêm có thể gây hư hại khớp. Các bác sĩ hiện nay vẫn không biết tại sao hệ miễn dịch lại tấn công mô khỏe mạnh ở trẻ bị Viêm khớp thiếu niên. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nó 2 quá trình. Đầu tiên, khiếm khuyết về mặt di truyền làm cho trẻ bị Viêm khớp thiếu niên; và sau đó những yếu tố môi trường ,như là virus, tấn công gây bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh Viêm khớp thiếu niên đều là bệnh tự miễn. Nhiều nghiên cưú gần đây cho thấy vài người, mắc bệnh viêm khớp hệ thống, được gọi chính xác hơn là điều kiện tự viêm. Mặc dù hai thuật ngữ này nghe có vẻ giống nhau, nhưng cơ chế sinh bệnh của bệnh tự miễn và bệnh tự viêm là khác nhau. Khi hệ miễn dịch làm việc bình thường, những tác nhân ngoại lai như vi khuẩn và virus tấn công cơ thể, cơ thể lúc này sản sinh ra kháng thể. Kháng thể sẽ tấn công và phá hủy những tác nhân này. Trong phản ứng tự miễn, các kháng thể này tấn công nhầm vào mô khỏe mạnh của cơ thể. Bởi vì mục tiêu của những tế bào này là cơ thể, những proteins lúc này được gọi là autoantibodies.

Như những bệnh tự miễn khác, điều kiện tự viêm cũng gây viêm. Và cũng cũng gây những phản ứng tự miễn quá mức. Tuy nhiên, bệnh tự viêm không được gây ra bởi autoantibodies. Thay vào đó, nó liên quan tới một phần của hệ miễn dịch, nơi tạo ra bạch cầu để tiêu diệt tác nhân có hại ở người khỏe mạnh. Khi hệ thống này có vấn đề, nó gây viêm mà không rõ lí do.  Ngoài ra, bệnh tự viêm còn gây sốt và phát ban.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG?

Triệu chứng phổ biến nhất của tất cả các dạng Viêm khớp thiếu niên là khớp bị ảnh hưởng sẽ sưng, đau và cứng khớp. Thường sẽ tăng nhiều hơn vào buổi sáng và sau khi ngủ trưa. Những cơn đau này gây giới hạn vận động ở các khớp bị ảnh hưởng, mặc dù ở trẻ nhỏ thường ít nhắc đến điều này. Viêm khớp thiếu niên thường gặp ở đầu gối và khớp ở bàn tay, bàn chân. Một trong những dấu hiệu sớm nhất của Viêm khớp thiếu niên, đó là có thể bị khập khiễng vào buổi sáng vì đầu gối bị ảnh hưởng. Ngoài những triệu chứng khớp, trẻ em mắc bệnh Viêm khớp thiếu niên thể hệ thống

sốt cao và có những nốt đỏ trên da. Những nốt đỏ và sốt có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh. Viêm khớp hệ thống có thể gây nổi hạch ở cổ và những phần khác của cơ thể. Trong một vài trường hợp (ít hơn một nửa), những cơ quan nội tạng có thể bị ảnh hưởng như tim và phổi (rất hiếm).

Viêm nhiễm mắt là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở trẻ em bị viêm khớp nhưng cũng có thể gặp ở những dạng khác của Viêm khớp thiếu niên. Tất cả trẻ em bị Viêm khớp thiếu niên cần được kiểm tra mắt thường quy, bao gồm bài kiểm tra mắt bằng đèn khe. Những bệnh về mắt như viêm mống mắt hoặc viêm màng bồ đào có thể bắt gặp lúc bệnh mới khởi phát nhưng đôi khi xảy ra sau khi mắc bệnh một thời gian. Thông thường những bệnh mắt có liên quan tới khớp không gây ra bất kì triệu chứng nào và thường chỉ được phát hiện khi kiểm tra thị lực.

Thông thường, có giai đoạn triệu chứng của Viêm khớp thiếu niên thuyên giảm hoặc biến mất và khoảng thời gian các triệu chứng bùng phát dữ dội. Triệu chứng của Viêm khớp thiếu niên thường khác nhau ở từng bệnh nhi khác nhau; một vài trẻ có một hoặc hai đợt bùng phát và các triệu chứng biến mất hẳn, trong khi những trẻ khác có thể bị tái phát nhiều lần hoặc không bao giờ biến mất.

Một vài trẻ mắc Viêm khớp thiếu niên gặp vấn đề về phát triển. Tùy vào độ nghiêm trọng của bệnh và khớp bị ảnh hưởng, sự phát triển của xương tại khớp đó có thể quá nhanh hoặc quá chậm, làm cẳng tay hoặc cẳng chân có thể dài hơn, hoặc gây tật cằm nhỏ. Sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại. Các bác sĩ đã sử dụng những hormone tăng trưởng để chữa trị vấn đề này. Viêm khớp thiếu niên cũng có thể gây ra  sự phát triển không đồng đều của các khớp.

CHẨN ĐOÁN BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Để chẩn đoán Viêm khớp thiếu niên, những triệu chứng này phải xuất hiện trước 16 tuổi. Bác sĩ sẽ nghi ngờ Viêm khớp thiếu niên, cùng với một số bệnh có thể khác, khi trẻ có biểu hiện đau khớp hoặc xuất hiện những nốt đỏ sưng tấy trên da, có sốt cùng với những nốt hạch bị viêm hoặc những cơ quan nội tạng bị viêm nhiễm. Chẩn đoán Viêm khớp thiếu niên cũng có thể nếu trẻ bị khập khiễng mà không giải thích được hoặc vụng về quá mức.

Không có một xét nghiệm đơn thuần nào được dùng để chẩn đoán Viêm khớp thiếu niên. Bác sĩ chẩn đoán Viêm khớp thiếu niên dựa vào triệu chứng lâm sang và xem xét bệnh sử, các kết quả xét nghiệm giúp xác định Viêm khớp thiếu niên hoặc loại trừ trường hợp khác. Kết quả đặc biệt hoặc nhiều vấn đề có liên quan đến các khớp là những yếu tố chính đưa đến kết luận Viêm khớp thiếu niên.

Triệu chứng:

Khi chẩn đoán Viêm khớp thiếu niên, bác sĩ phải xem xét các triệu chứng của trẻ và thời gian xuất hiện của các triệu chứng này. Khớp sưng hoặc những thay đổi khác trong khớp cùng với viêm khớp phải kéo dài liên tục ít nhất 6 tuần để bác sĩ có thể chẩn đoán đó là Viêm khớp thiếu niên. Yếu tố này rất quan trọng, nên cần được theo dõi triệu chứng và thay đổi trong khớp kể từ lúc nó khởi phát và khi diễn tiến bất thường.

Tiền sử gia đình:

Rất hiếm khi trong gia đình có hơn một người mắc bệnh Viêm khớp thiếu niên. Nhưng những đứa trẻ ở gia đình có người bị Viêm khớp thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chút ít. Nghiên cứu cho thấy Viêm khớp thiếu niên cũng hay gặp ở những gia đình có tiền sử bệnh tự miễn. Một nghiên cứu cho rằng những gia đình có con bị Viêm khớp thiếu niên thường sẽ có người bị bệnh tự miễn như là viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, hoặc viêm tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto) hơn những gia đình không có con bị Viêm khớp thiếu niên. Vì vậy, đối với một đứa trẻ có triệu chứng về khớp ở những gia đình có tiền sử bệnh tự miễn sẽ giúp bác sĩ hướng đến bệnh Viêm khớp thiếu niên hoặc những bệnh tự miễn khác.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Những xét nghiệm cận lâm sàng, ví dụ như xét nghiệm máu, không thể giúp bác sĩ chẩn đoán xác định. Nhưng những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác và phân loại Viêm khớp thiếu niên mà bệnh nhân mắc phải. Mẫu máu dùng để xét nghiệm anti-CCP antibodies, yếu tố dạng thấp, và antinuclear antibodies, và chỉ ra tốc độ lắng máu , được miêu tả như sau:

·         Anticyclic citrullinated peptide (anti-CCP) antibodies. Anti-CCP antibodies có thể được phát hiện ở những người khỏe mạnh trước khi biểu hiện lâm sàng viêm khớp dạng thấp. Nó cũng giúp dự đoán sự phát triển của undifferentiated arthritis thành viêm khớp dạng thấp.

·         Yếu tố dạng thấp (RF). Yếu tố dạng thấp, là một autoantibody được sản sinh một lượng lớn ở người trưởng thành bị viêm khớp dạng thấp, cũng được phát hiện ở trẻ em bị Viêm khớp thiếu niên, mặc dù hiếm gặp. Yếu tố dạng thấp giúp bác sĩ phân loại những dạng khác nhau của Viêm khớp thiếu niên.

·         Antinuclear antibody (ANA). Một autoantibody chống lại chất trong tế bào, được tìm thấy ở một số bệnh nhân mắc Viêm khớp thiếu niên. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ANA ở trẻ em thường cho thấy một số bệnh liên quan đến mô liên kết, giúp bác sĩ thu hẹp chẩn đoán. Xét nghiệm đánh giá viêm khớp tăng nguy cơ mắc những bệnh về mắt ở trẻ.

·         Tốc độ lắng máu (ESR). Thí nghiệm này sẽ đo thời gian tế bào hồng cầu lắng xuống ống nghiệm, giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm. Viêm là một biểu hiện của Viêm khớp thiếu niên và những bệnh khác.

·         Xquang. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp Xquang nếu nghi ngờ xương bị tổn thương hoặc phát triển bất thường. Ở giai đoạn đầu của bệnh, Xquang có thể cho thấy sự thay đổi ở những mô mềm. Nói chung, Xquang thường hữu dụng ở giai đoạn sau của bệnh, khi xương đã bị ảnh hưởng.

·         Những xét nghiệm khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau và sưng khớp, nên các bác sĩ phải loại trừ những bệnh khác trước khi chẩn đoán bị Viêm khớp thiếu niên. Những bệnh này khác đó là chấn thương vật lý, nhiễm trùng, bệnh Lyme, viêm ruột, lupus, viêm da và những dạng khác của ung thư. Bác sĩ sẽ dùng những xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ những bệnh này và các trường hợp khác.

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm