Thoái hóa cột sống biểu hiện và ảnh hưởng như thế nào?

05/07/2018

Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống rất đa dạng, từ không có triệu chứng như đa số các trương hợp trong nghiên cứu cho tới có triệu chứng đau lưng với nhiều kiếu khác nhau phụ thuộc vào tổn thương cột sống. Bệnh nhân có thể đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể khởi phát đột ngột sau mang vác nặng, cử động sai tư thế; đau có thể liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát; đau tại chỗ, không lan xa, đau tăng khi thay đổi tư thế, khi vận động nhiều, khi thay đổi thời tiết. Những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện đau lưng như làm việc trong một tư thế cố định cột sống kéo dài, vận động hoặc làm việc trong một tư thế cột sống sai lệch (khom lưng, ngồi gù lưng, nằm võng hay ngồi xổm), cột sống phải chịu sự đè nén của trọng lượng cơ thể hay vật nặng, đi giày hoặc dép cao gót thường xuyên. Có khi đau phối hợp với đau thần kinh toạ một hoặc hai bên do dĩa đệm bị thoát vị đè ép vào các rễ thần kinh, đau sẽ lan dọc chân xuống đùi, cẳng chân, bàn chân, kèm cảm giác tê, nóng rát; nếu ở vị trí cổ, đau sẽ lan dọc cánh tay và tê ở bàn tay. Cột sống thắt lưng có thể bị biến dạng, vẹo và hạn chế một số động tác, các cơ cạnh cột sống thường co cứng.

Xem thêm

Làm gì khi hay bị đau thắt lưng?

05/07/2018

Đau lưng rất phổ biến trong dân số, ai cũng có thể bị đau lưng, tuy nhiên lứa tuổi lao động 20-50 là thường bị nhất. Các yếu tố nguy cơ của đau lưng bao gồm: khuân vác nặng, béo phì, ngồi hoặc đứng quá lâu, làm việc sai tư thế, mang giày gót cao, có vấn đề rối loạn tâm lý, hút thuốc lá, mang thai.Và thường tự khỏi trong vòng 6 tuần. không cần những biện pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, khoảng 50% bị tái phát trong vòng 12 tháng. Trong trường hợp đau lưng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần cần đến trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Xem thêm

Kể một trường hợp bị thoái hóa cột sống

05/07/2018

Bệnh thoái hoá cột sống rất phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt ở người trên 50 tuổi. Một trường hợp tiêu biểu là bệnh nhân NTA, 62 tuổi. Bà từng nhập viện vì đau lưng lan xuống chân, bà có tiền sử đau lưng âm ỉ trên 5 năm khi ngồi lâu, khi khiêng vác nặng, hoặc khi đi lại nhiều. Bà có khi đau dữ dội dọc theo chân và tê chân trong lúc lau nhà. Cơn đau làm cho bà thấy rất khó khăn khi ngồi dậy, xoay trở, đi lại.

Xem thêm

Dùng thuốc điều trị loãng xương như thế nào nếu có kèm đau bao tử?

05/07/2018

Loãng xương là bệnh mà đặc điểm chính là mật độ xương bị suy giảm đến mức nguy hiểm dẫn đến gãy xương. Hệ quả của loãng xương là gãy xương, và gãy xương làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Do đó, mục tiêu của điều trị loãng xương là tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, và giảm nguy cơ tử vong. Xương là kết tinh của hai quá trình sinh học tạo xương và hủy xương. Do đó, các thuốc được phát triển dựa vào hai cơ chế này. Các thuốc chống loãng xương có thể chia làm hai nhóm: nhóm ức chế tế bào hủy xương và nhóm kích thích tế bào tạo xương. Các thuốc trong nhóm ức chế tế bào hủy xương bao gồm bisphosphonates, thay thế hormone nữ (hormone replacement therapy, HRT), SERM, calcitonin, v.v… Các thuốc trong nhóm tăng tạo xương bao gồm strontium ranelate và hormone tuyến cận giáp (parathyroid hormone). Hiện nay, bisphosphonate là lựa chọn đầu tay cho việc điều trị loãng xương và được sử dụng thông dụng nhất, bao gồm alendronate, risedronate, ibandronate và zoledronate. Trong đó các thuốc bisphosphonate dạng uống (alendronate, risedronate, ibandronate) có thể gây tác dụng phụ như kích thích đường tiêu hóa và tăng nguy cơ viêm thực quản trào ngược. Trong trường hợp này, zoledronate truyền tĩnh mạch một lần cho một năm có thể là một lựa chọn thích hợp để khắc phục tác dụng phụ trên.

Xem thêm

Người có mật độ xương thấp có phải dùng thuốc điều trị loãng xương?

05/07/2018

Nguy cơ loãng xương và gãy xương biến đổi theo từng cá nhân. Do đó, không phải ai cũng cần được điều trị loãng xương. Vấn đề đặt ra là ai cần thiết được điều trị? chỉ định điều trị loãng xương theo hướng dẫn của Hội Loãng xương Hoa kỳ (NOF) bao gồm phụ nữ sau mãn kinh và nam trên 50 tuổi có 1 trong các yếu tố sau đây: ● gãy cổ xương đùi hoặc gãy đốt sống (Chẩn đoán dựa vào lâm sàng hoặc Xquang); ● Kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DXA tai vị trí cổ xương đùi hoặc cột sống T-score <-2.5 Nếu chỉ mật độ xương thấp (T-score trong khoảng -1 tới -2.5) thì chưa cần dùng thuốc điều trị loãng xương mà chỉ cần phòng ngừa loãng xương bằng duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ calci và vitamin D và vận động hợp lý.

Xem thêm

Lượng Calci cần thiết mỗi ngày của người bị sỏi thận như thế nào là hợp lý?

05/07/2018

Do đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, nhưng thật sự là không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận rất phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư calci như tiền sử gia đình có người bị sỏi niệu (bệnh có yếu tố di truyền), thói quen nhịn tiểu (ít đi tiểu), uống ít nước, các bất thường ở đường niệu. Do vậy bệnh nhân sỏi niệu vẫn cần bổ sung calci với liều khuyến cáo không quá 1000-1200mg/ ngày. Nghiên cứu của chúng tôi trên phụ nữ Việt nam sau mãn kinh cho thấy mức tiêu thụ calcium trung bình chỉ có 400-500mg/ngày

Xem thêm

Đặt câu hỏi