04/07/2018
Độ tuổi cần kiểm tra và khám loãng xương là nữ trên 65 tuổi và nam trên 70 tuổi. Tuy nhiên, nữ sau mãn kinh và nam trên 50 tuổi có một trong những yếu tố nguy cơ sau đây cũng cần xét nghiệm MĐX:
Xem thêm04/07/2018
Bị gãy xương lúc còn trẻ do tai nạn hay nguyên nhân thứ phát có thể là tín hiệu xương có “vấn đề”. Y văn cho thấy những người bị tai nạn và gãy xương thường có mật độ xương thấp hơn trung bình. Do đó, những người bị gãy xương lúc còn trẻ có nguy cơ cao tái gãy xương do loãng xương khi về già.
Xem thêm04/07/2018
Loãng xương là bệnh với 2 đặc điểm chính là lượng chất khoáng trong xương suy giảm, và cấu trúc xương bị tổn hại. Hai yếu tố này làm cho xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn, và dễ bị gẫy khi va chạm với một lực dù rất nhỏ. Trong đó lượng của xương phản ánh qua mật độ chất khoáng trong xương (được đo lường bằng mật độ xương). Mật độ xương biến chuyển theo độ tuổi: tăng nhanh trong thời kỳ niên thiếu, đạt mức độ đỉnh vào khoảng độ tuổi 20-30, và sau một thời gian ổn định, mật độ xương bắt đầu suy giảm theo nồng độ estrogen (ở nữ) hay độ tuổi (ở nam). Hiện nay, Loãng xương đang được coi là một “bệnh dịch âm thầm” lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do Loãng xương , và 51% số này sẽ ở các nước châu Á nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu calci, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh Loãng xương còn gặp rất nhiều khó khăn. Riêng ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương, và ở nam tỷ lệ này là 1 trên 10. Với tỷ lệ này, nước ta hiện đang có trên 2 triệu phụ nữ và nửa triệu nam trên 50 tuổi trong tình trạng loãng xương
Xem thêm04/07/2018
Xương được cấu tạo từ 2 loại mô chính: chất keo collagen và chất vôi canxi phosphat. Dựa vào đăc tính sinh học, xương đươc chia thành 2 nhóm chính là xương đặc và xương xốp. Xương đặc có mật dộ xương cao, xương xốp có mật dộ xương tương đối thấp hơn. Xương đặc thấy ở thân các xương dài, hộp sọ và xương hàm dưới. Trong khi xương xốp thấy ở đầu cùng các xương dài, xương cột sống, bên trong các xương cổ tay và chân. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở vị trí xương xốp, phổ biến và kinh điển nhất là đốt sống, xương đùi, và xương cổ tay. Những xương khác cũng có nguy cơ gãy xương do loãng xương nhưng tỉ lệ ít hơn như xương cánh tay, xương sườn, xương chậu, xương bả vai.
Xem thêm04/07/2018
Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gãy dù chỉ là một va chạm nhẹ, đôi khi một cái hắt hơi cũng làm gãy xương. Cần chú ý là bệnh loãng xương thường không triệu chứng nhưng khi đã xảy ra biến chứng gãy xương sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ tử vong , tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa khác, giảm đến mất chức năng vận động, đau mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, điều trị gãy xương do loãng xương rất khó khăn và phức tạp. Đặc biệt, các xương lớn như cổ xương đùi bị gãy thì việc điều trị trở nên vô cùng khó, mất nhiều thời gian và chi phí rất tốn kém. Có thể nói, biến chứng của loãng xương tác động tới không chỉ sức khỏe của người bệnh mà còn cả những người thân của họ nữa.
Xem thêm04/07/2018
Loãng xương thường diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng. Chỉ khi xảy ra các biến chứng gãy xương thì bệnh mới được phát hiện. Tuy xương nào cũng có thể gãy, nhưng những xương thường bị gãy là cổ xương đùi (nghiêm trọng nhất), xương cột sống, và xương tay. Bên cạnh gãy xương , một số triệu chứng cũng có thể giúp phát hiện loãng xương như gù vẹo cột sống, giảm chiều cao, đau lưng ở người lớn tuổi.
Xem thêm