DMARDs cổ điển và chế phẩm sinh học trong điều trị thoái hóa khớp

20/11/2018

Vai trò của phản ứng viêm trong bênh thoái hóa khớp vẫn còn đang tranh cãi và chưa có sự chắc chắn rằng lựa chọn nhóm thuốc DMARDs cổ điển hay chế phẩm sinh học nhóm nào sẽ hiệu quả. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp của các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) giúp so sánh các triệu chứng của thoái hóa khớp giữa nhóm sử dụng DMARDs so với placebo đã được thực hiện

Giới thiệu

Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính gây đau, tàn tật và hiện chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Đây là một bệnh lý phức tạp phổ biến, liên quan đến tất cả các khớp và có khoảng 1-5 phụ nữ, 1-10 nam >60 tuổi mắc phải. Sinh bệnh học của thoái hóa khớp vẫn chưa xác định và vai trò của viêm màng hoạt dịch trong tiến trình bệnh vẫn còn tranh cãi.

Một số ý kiến cho thấy thoái hóa khớp gắn liền với tiến trình sửa chữa của màng hoạt dịch , trong đó phản ứng viêm là yếu tố thứ phát từ sự phá hủy mô khớp gây ra bởi các chấn thương sinh hóa. Mặt khác, một số ý kiến cho rằng viêm màng hoạt dịch là đặc trưng tiên phát và là cơ chế chính gây đau, tiến triển bệnh. Giả thiết này đã thúc đẩy thực hiện một loạt nghiên cứu RCT về hai nhóm thuốc DMARDs sinh học và cổ điển trong điều trị. Những tác nhân quan trọng này được sử dụng trong viêm khớp (ví dụ thấp khớp), nhằm ngăn chặn các yếu tố viêm tiên phát khởi phát bệnh.

DMARDs cổ điển và sinh học là hai nhóm thuốc chính trong điều trị viêm khớp dạng thấp. DMARDs cổ điển bao gồm các thuốc như MTX, HCQ. DMARDs sinh học gồm mAbs và các thụ thể hòa tan gắn với các phân tử hoặc tế bào mang phân tử protein thông tin.

Hiệu quả của các thuốc DMARDs trong điều trị thoái hóa khớp vẫn còn tranh cãi. Y văn đã đưa ra các giả thiết và triển vọng khác nhau trong hiệu quả điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, đã có một vài báo cáo về thất bại điều trị. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện các phân tích gộp để kiểm chứng hiệu quả của các DMARDs, bao gồm cả DMARDs cổ điển và sinh học trên những bệnh thoái hóa khớp có triệu chứng.

Có 11 nghiên cứu RCTs (1205 người tham gia), bao gồm 6 nghiên cứu về DMARDs cổ điển (757 người tham gia), 5 nghiên cứu về DMARDs sinh học (448 người tham gia)

 

Mô tả các thử nghiệm

30 nghiên cứu đã so sánh giữa nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp có triệu chứng được điều trị DMARDs so với placebo (hình 1 và bảng 1). Kết quả được rút ra từ tóm tắt của hai nhóm nghiên cứu không sử dụng được. Phân tích gộp dựa trên 11 nghiên cứu RCT còn lại (7 dạng đầy đủ, 4 tóm tắt), bao gồm 6 nghiên cứu về DMARDs cổ điển và 5 nghiên cứu DMARDs sinh học. Một số DMARDs khác đã được thử nghiệm, bao gồm HCQ (5 nghiên cứu), MTX (1 nghiên cứu), anakinra (ANK; 1 nghiên cứu), adalimumab (ADA, 3 nghiên cứu) và etanercept (ETN; 1 nghiên cứu). 10 nghiên cứu bắt cặp, trong khi chỉ có 1 nghiên cứu cắt ngang và so sánh điều trị kết hợp. Khoảng thời gian trung vị của các nghiên cứu là 24 tuần (thay đổi từ 12-52 tuần). Tất cả 1025 người tham gia được chẩn đoán thoái hóa khớp dựa trên lâm sàng và hình ảnh X-quang trong các phân tích gộp. 5 nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân thoái hóa khớp gối, nhằm giới hạn đối tượng tham gia với các triệu chứng cơ năng của viêm màng hoạt dịch. Mặt khác, nghiên cứu RCT của Chevalier và cộng sự đã loại trừ những đối tượng có tràn dịch và viêm loan tỏa. 6 nghiên cứu còn lại thực hiện trên những bệnh nhân thoái hóa khớp có biến dạng bàn tay. Thêm vào đó, một nghiên cứu sâu hơn về thoái hóa khớp bàn tay đã giới hạn những đối tượng thoái hóa khớp với triệu chứng dị cảm và mất cảm giác nhiệt.

 

Hiệu quả của DMARDs trong điều trị thoái hóa khớp

Đau

Nhìn chung, nhóm sử dụng DMARDs có hiệu quả hơn placebo về mặt thống kê trong giảm đau ( bảng 2). Độ lệch chuẩn ES=0,18  (KTC 95%: 0,03; 0,34). Sự ước tính có liên quan đến khác biệt ở mức độ trung bình (I2 = 41,7 %); tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,071). Phân tích độ nhạy chỉ bao gồm các nghiên cứu chất lượng cao, cho thấy không có sự khác biệt giữa DMARDs và placebo (ES = 0,11 ; KTC 95%: -0,05; 0,28) (bảng 2). Thêm vào đó, một loạt các thử nghiệm riêng biệt giữa DMARDs cổ điển và sinh học cho thấy cả hai đều không có khác biệt về giảm đau so với placebo (DMARDs cổ điển: ES=0,24; KTC 95%: -0,05; 0,54), (DMADRs sinh học: ES = -0,16; KTC 95%: -0,02, 0,34).

Sự không đồng nhất đáng kể được quan sát chủ yếu ở nhóm DMARDs cổ điển. Tuy nhiên, kết quả của nhóm DMARDs sinh học lại đồng nhất, và sự đồng nhất được ghi nhận do cơ chế. Cả DMARDs sinh học nhóm ức chế IL1 (ES= 0,14; KTC 95%: -0,16; 0,45) và ức chế TNF (ES= 0,17; KTC 95%: -0,05, 0,54) đều không hiệu quả .

Những phân tích dưới nhóm cho thấy không có hiệu quả giữa điều trị so với placebo trên phương diện vị trí khớp ( viêm khớp bàn tay so với đầu gối), giữa viêm khớp có và không biến dạng bàn tay, dạng công bố (giữa dạng đầy đủ và tóm tắt).

 

Phản ứng viêm và những biến cố bất lợi

Chỉ có 6 nghiên cứu tiếp cận dựa trên phản ứng viêm: 1 nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê (viêm màng hoạt dịch trên siêu âm), 1 nghiên cứu cho kết quả cải thiện về mặt lâm sàng (dựa vào lâm sàng và siêu âm), và 4 nghiên cứu không có sự khác biệt giữa nhóm được điều trị và placebo (dựa trên MRI, CRP huyết thanh và mô, tràn dịch khớp). Tuy nhiên, không có biến định lượng nào phù hợp để thực hiện các phân tích sâu hơn. Sự hiện diện của những biến cố bất lợi ít được báo cáo trong các nghiên cứu và không được tổng hợp.

 

Kết luận

Cả DMARDs cổ điển và chế phẩm sinh học đều không có tác dụng giảm đau trong thoái hóa khớp. Không có sự khác biệt giữa DMARDs sinh học thuộc nhóm ức chế IL1 và ức chế TNF, và không có sự khác biệt trong điều trị thoái hóa khớp có biến dạng bàn tay hoặc không, giữa thoái hóa khớp bàn tay và khớp gối. Mặc dù kết hợp tất cả DMARDs cho thấy có ý nghĩa thống kê trên phương diện giảm đau , nhưng không có ý nghĩa trên lâm sàng, không được báo cáo bằng phân tích độ nhạy của các nghiên cứu chất lượng cao. Các kết quả cho thấy rằng phản ứng viêm có thể không phải là yếu tố nguy cơ chính của đau trong thoái hóa khớp.

 

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm