Bạn đã biết?
29/01/2019
Những sự thật về loãng xương trong cộng đồng
Đến năm 2050, tỉ lệ gãy xương chậu trên khắp thế giới gia tăng đến 310% ở nam và 240% ở nữ
Đô thị hóa và sự già hóa dân số đã làm gia tăng gánh nặng loãng xương nhanh chóng.
Phần lớn bệnh nhân gãy xương do loãng xương không được đánh giá cũng như điều trị bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe, từ đó dẫn đến thất bại trong phát hiện gãy xương cũng như làm giảm nguy cơ gãy xương thứ phát sau đó.
Số ngày nằm viện do loãng xương chiếm thời gian nhiều hơn so với ung thư vú, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường và các bệnh khác.
Cứ 5 phụ nữ gãy xương đốt sống thì sẽ có 1 người tiếp tục gãy xương trong vòng một năm.
Đối với mất khả năng vận động tự chủ sau gãy xương chậu, khoảng 60% trường hợp cần sự trợ giúp sau 1 năm và 20% cần đến sự săn sóc lâu dài của nhân viên y tế.
Nguy cơ gãy xương cao hơn đến 27% so với ung thư tuyến tiền liệt.
Cứ mỗi 3 giây lại có 1 trường hợp gãy xương.
Người đã từng một lần gãy xương do loãng xương có nguy cơ gãy xương lần thứ hai.
1/3 phụ nữ và 1/5 đàn ông trên 50 tuổi trên khắp thế giới gãy xương do loãng xương.
9 triệu ca gãy xương hàng năm.
Gãy xương lần đầu tiên có liên quan đến gia tăng 86% nguy cơ gãy xương tiếp theo.
Chỉ 1/3 trường hợp gãy xương đốt sống được phát hiện trên lâm sàng.
80% trường hợp gãy xương do loãng xương không được phát hiện và điều trị loãng xương.
Ở đàn ông, nguy cơ gãy xương cao hơn 27% so với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Để bảo vệ sức khỏe của chính bạn, nếu bạn đang có nguy cơ loãng xương, hãy kiểm tra sức khỏe xương.
MỘT SỐ BÍ QUYẾT
Bạn có thể dùng những hình ảnh dưới đây và những nguồn khác để đăng vào bài viết riêng của mình.
Nguồn: International Osteoporosis Foundation