Gãy cổ xương đùi
15/02/2019
Những điều cần biết về gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là gì?
Vết nứt gãy ở đỉnh xương dài chạy dọc theo đùi, gần khớp háng.
Đau sau gãy cổ xương đùi có thể xảy ra ở háng mông, đùi hoặc đầu gối.
Nâng đùi hoặc xoay hông có thể gây khó chịu.
Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi là gì?
Gãy thường xãy ra sau khi ngã hay chấn thương.
Đa số bệnh nhân gãy cổ xương đùi lớn hơn 65 tuổi, ở tuổi này xương đã yếu hơn và trở nên dễ gãy.
Loãng xương là yếu tố nguy cơ chính.
Khoảng 70% gãy cổ xương đùi xảy ra ở phụ nữ.
Gãy cổ xương đùi điều trị như thế nào?
X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường dùng để xác định gãy xương.
Phẫu thuật thường là điều bắt buộc.
Phương pháp phẫu thuật được quyết định dựa vào vị trí gãy, mức độ gãy xương, tuổi bệnh nhân và trình độ phẫu thuật viên.
Ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ không cần phẫu thuật. Điều trị không phẫu thuật thường dành cho các bệnh nhân bệnh nặng không thể mổ hoặc các bệnh nhân đã không thể đi lại trước khi gãy xương.
Biến chứng thường gặp là gì?
Điều quan trọng là phải sớm vận động lại sau phẫu thuật để đẩy nhanh quá trình lành bệnh và giảm biến chứng.
Người bệnh thường cần dùng nạng, gậy hoặc khung tập đi và điều trị vật lí trị liệu sau phẫu thuật trong vài tháng.
Tổn thương cơ và yếu cơ có thể dẫn đến mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Nằm lâu tại giường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, loét giường, viêm phổi, huyết khối và suy dinh dưỡng.
Người đã từng bị gãy cổ xương đùi dễ bị gãy một lần nữa.
Làm thế nào để ngăn ngừa gãy cổ xương đùi?
Giữ xương khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ dinh dưỡng trong đó có vitamin D và Canxi.
Vận động để duy trì sức khỏe xương.
Nếu bị loãng xương, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc điều trị và ngăn mất xương.
Đề phòng té ngã bằng cách loại bỏ các mối đe dọa trong nhà như sàn trơn, chỗ tối, các lối đi bừa bộn.
Cầu thang nên có tay vịn.
Phản hồi các tác dụng phụ của thuốc cho bác sĩ và chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn.
Mang giày vừa vặn, giày đế thấp và dùng các dụng cụ hỗ trợ đi lại đúng cách.