Hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh trong Chăm sóc sức khỏe Xương cho trẻ Phần 1: Sự phát triển xương của trẻ
06/07/2018
Thông thường, khi bậc cha mẹ nghĩ về sức khoẻ của con mình, họ thường không nghĩ về xương của chúng. Nhưng để có một bộ xương chắc khoẻ, thì bổ sung dinh dưỡng và những thói quen tốt cho sức khoẻ trong thời thơ ấu là điều quan trọng để giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương sau này.
Thông thường, khi bậc cha mẹ nghĩ về sức khoẻ của con mình, họ thường không nghĩ về xương của chúng. Nhưng để có một bộ xương chắc khoẻ, thì bổ sung dinh dưỡng và những thói quen tốt cho sức khoẻ trong thời thơ ấu là điều quan trọng để giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương sau này.
Loãng xương, căn bệnh khiến xương suy giảm sức mạnh xương và dễ dẫn đến gãy xương, nó còn được gọi là “một căn bệnh nhi khoa với những hậu quả lão khoa”, vì khối lượng xương được đạt được ở thời thơ ấu và thiếu niên là yếu tố quyết định quan trọng về sức khoẻ xương suốt đời. Những thói quen sức khoẻ mà con bạn đang hình thành có thể giúp, hay theo nghĩa đen là làm gãy, xương của chúng khi chúng lớn lên.
Tại sao thời thơ ấu là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển của xương?
Bộ xương là khung cho cơ thể đang phát triển của con bạn. Xương là mô sống thay đổi liên tục, với từng ít xương cũ được loại bỏ và được thay thế bằng xương mới. Bạn có thể nghĩ đến xương như một tài khoản ngân hàng, nơi mà (với sự giúp ích của bạn) con bạn có thể “gửi” và “rút” mô xương. Trong thời thơ ấu và thiếu niên, xương được tạo thành nhiều hơn nhiều so với rút ra trong lúc xương phát triển cả về kích thước và mật độ.
Với đa số người, lượng mô xương trong xương (được biết đến như mật độ xương) đạt đỉnh vào những năm cuối tuổi đôi mươi. Vào thời điểm này, xương đã đạt tới mật độ và độ khoẻ tối đa. Tới 90% của khối lượng xương đỉnh được thu thập tới năm 18 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam, khiến tuổi trẻ trở thành thời điểm tốt nhất cho con bạn để “đầu tư” vào sức khoẻ xương của chúng.
Xây dựng “ngân hàng xương” cho con bạn giống nhiều với việc giáo dục của chúng: càng nhiều điều chúng thu góp được khi còn trẻ, thì những điều đó càng tồn tại lâu dài khi chúng lớn lên.
Loãng xương là gì? Không phải đó là vấn đề người già hay gặp phải?
Loãng xương là một căn bệnh khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Khi một người bị loãng xương, có nghĩa là “ngân hàng” mô xương của anh/cô ấy đã bị hạ xuống mức thấp. Nếu mất lượng xương đáng kể, ngay cả hắt xì hay cúi người xuống cột dây giày có thể khiến một xương trên cột sống gãy. Xương hông, sườn, và xương cổ tay cũng dễ gãy. Gãy xương do loãng xương có thể gây đau nhiều và gây biến dạng. Không có cách trị cho bệnh này.
Loãng xương phổ biến nhất ở người già nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ hay người trung niên. Tối ưu hoá khối lượng xương đỉnh và phát triển những thói quen suốt đời tốt cho sức khoẻ của xương là những cách quan trọng để giúp ngăn ngừa hay tối thiểu hoá nguy cơ loãng xương khi trưởng thành.
Những yếu tố ảnh hưởng khối lượng xương đỉnh
Khối lượng xương đỉnh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: vài yếu tố bạn không thể thay đổi, như giới tính và chủng tộc, và vài yếu tố bạn có thể thay đổi, như dinh dưỡng và hoạt động thể chất.
Giới tính: Khối lượng hay mật độ xương thường cao hơn ở nam giới. Trước dậy thì, bé trai và bé gái phát triển khối lượng xương với mức độ như nhau. Tuy nhiên, sau dậy thì, nam giới có xu hướng thu được khối lượng xương lớn hơn nữ.
Chủng tộc: Do những nguyên nhân chưa hoàn toàn sáng tỏ, những bé gái Mỹ gốc Phi có xu hướng đạt được khối lượng xương đỉnh cao hơn những bé gái da trắng, và những phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc loãng xương thấp hơn. Cần thêm nghiên cứu để có thể hiểu được sự khác biệt về mật độ xương ở những chủng tộc và dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, vì mọi nữ giới, không kể đến chủng tộc, đều có nguy cơ đáng kể bị loãng xương, các bé gái mọi chủng tộc cần xây dựng nhiều xương nhất có thể để bảo vệ chúng chống lại bệnh này.
Yếu tố hormone: Hormone giới tính, bao gồm estrogen và testosterone, là thiết yếu cho sự phát triển của khối lượng xương. Những bé gái bắt đầu có chu kì kinh nguyệt sớm thường có mật độ xương cao hơn. Những bé gái thường xuyên trễ kinh đôi khi có mật độ xương thấp hơn.
Tình trạng dinh dưỡng: Calci là khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ của xương. Một thực đơn cân bằng bao gồm lượng đầy đủ vitamin và khoáng chất như magie, kẽm và vitamin D cũng rất quan trọng.
Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất là quan trọng để xây dựng sức khoẻ xương, và cung cấp những lợi ích thấy rõ nhất ở những khu vực xương chịu nhiều lực nhất. Những khu vực này bao gồm hông khi đi lại và chạy và cánh tay khi thực hiện những động tác thể dục và nâng tạ.