Loãng xương, “sát thủ” thầm lặng

11/05/2018

Ảnh hưởng sức khỏe, khả năng thương tật vĩnh viễn và tử vong cao, cùng với các khoản chi phí điều trị rất tốn kém là những nguy hại của bệnh loãng xương được đề cập tại Hội Nghị Loãng Xương toàn quốc nhân ngày Thế giới phòng chống loãng xương 20/10 diễn ra tại Đà Nẵng năm 2012

Loãng xương là quá trình làm mất khối lượng xương và hư hại cấu trúc xương làm xương bị yếu, giòn và dễ gãy dù chỉ bị ngã hoặc va quệt nhẹ.

Tỷ lệ loãng xương ngày càng tăng cao

Kết quả từ nhóm nghiên cứu của ThS-BS Hồ Phạm Thục Lan (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, BV Nhân dân 115) cho thấy Việt Nam hiện có tới 29% phụ nữ và 10% nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương,nâng tổng số ca mắc bệnh loãng xương trên cả nước lên 2,9 triệu người. Các chuyên gia dự đoán, con số này sẽ tăng lên 4,5 triệu người vào năm 2020 và 11 triệu người vào năm 2050.

Loãng xương được xem là “sát thủ” thầm lặng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là với phái nữ.

Nguy hiểm khôn lường

Trái với vẻ bề ngoài thô cứng và không có sự sống như mọi người vẫn nhầm tưởng, xương thực chất là một mô sống. Tế bào xương bị hủy đi và tái tạo không ngừng thông qua quá trình chu chuyển xương. Phụ nữ từ giai đoạn tiền và sau mãn kinh tốc độ hủy xương diễn ra nhanh hơn tốc độ tạo xương, làm cho xương bắt đầu suy yếu  đây là nguyên nhân dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương dù chỉ một va chạm nhẹ.

Gãy xương phổ biến hơn chúng ta tưởng. Nghiên cứu của ThS-BS Hồ Phạm Thục Lan cho thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 10 phụ nữ sau mãn kinh hoặc nam trên 50 tuổi thì có 2 đến 3 người có dấu hiệu gãy xương đốt sống, ở người trên 70 tuổi, tỷ lệ gãy xương đốt sống có thể lên đến 40%.

Gãy xương do loãng xương có thể trở thành đau mãn tính, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong. Gãy xương còn có thể dẫn đến một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, mất sự tự tin, giảm khả năng chịu đau, giảm vận động và thay đổi cách sống.

Biến chứng gãy cổ xương đùi  nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỷ lệ tử vong trong năm dầu lên đến 10-20% và làm tăng nguy cơ tái gãy xương lên 2,5 lần. Gãy đốt sống cũng làm tăng nguy cơ tử vong, đồng thời gây đau lưng, giảm chiều cao và gù lưng, hạn chế cử động cột sống. Gãy nhiều đốt sống ngực làm hạn chế độ dãn nở của lồng ngực, gãy đốt sống lưng làm khoang bụng bị thu hẹp, bụng phệ kèm các rối loạn tiêu hoá như táo bón, chướng bụng, đau bụng, chậm tiêu, chán ăn.

Thế nhưng điều đáng quan ngại hơn cả là đa số người dân vẫn chưa ý thức rõ về căn bệnh này và những hệ lụy nghiêm trọng của nó nên chưa có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Dấu hiệu của bệnh loãng xương

Những biểu hiện lâm sàng chỉ thể hiện khi đã có biến chứng gãy xương, thường nhất ở các vị trí cột sống, cổ xương đùi và cẳng tay. Sự xuất hiện có thể từ từ, tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi do tình cờ chụp phim X quang mà thấy.

Một số triệu chứng lâm sàng:

Đau xương: Các triệu chứng cơ năng đầu tiên của loãng xương có thể hiện liên quan đến quá trình xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi. Thông thường, loãng xương không gây đau.

Đau cột sống do gãy xẹp các đốt sống: Xuất hiện hoặc tự nhiên, hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm.

Đau cột sống mạn tính do rối loạn tư thế cột sống: Sau các đợt đau cột sống cấp tính tương tự, dần dần, các đợt đau mới này sẽ xuất hiện trên nền đau cột sống mạn tính, do các rối loạn tư thế cột sống gây nên. Với thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện sự giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn cuối cùng cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn – chậu.

Hội chứng kích thích thần kinh: Kèm theo đau có thể thấy các triệu chứng kích thích rễ như đau dây thần kinh hông. đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng.

Tiến triển: Đau do lún xẹp đốt sống kéo dài trong vài tuần. Một đợt đau mới có nghĩa là có một lún xẹp đốt sống mới, tuy nhiên, không phải bao giờ cũng thấy trên X quang (đó là các lún xẹp đốt sống ở mức độ vi thể). Sau nhiều lần đau, bệnh nhân đau cột sống mạn tính do biến dạng cột sống. Giảm chiều cao ở bệnh nhân loãng xương nặng.

Tin và bài liên quan

KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA
KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA

26/10/2021

APCO Framework (Khung APCO) có thể trợ giúp như thế nào ?

PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

14/10/2021

Mỗi chuyên gia trình bày về bối cảnh loãng xương ở quốc gia của họ, vạch ra các nỗ lực khác nhau đang được tiến hành để giải quyết gánh nặng của bệnh loãng xương và giải thích cách thức triển khai APCO Framework trên toàn khu vực để cải thiện việc sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương.

GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT
GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT

13/10/2021

Gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi khá phổ biến, ảnh hưởng tới 18% ở phụ nữ và 6% ở nam giới trong suốt cuộc đời của họ, và liên quan đáng kể đến tử vong và gánh nặng bệnh tật.

Xem thêm