Những sai lằm trong phòng ngừa loãng xương
11/05/2018
Bổ sung calci là nhu cầu cần thiết, quan trọng và diễn ra trong một quá trình lâu dài để duy trì khung xương chắc khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người còn một số quan niệm chưa đúng khiến việc phòng ngừa loãng xương trở nên kém hiệu quả.
Chỉ có sữa và các chế phẩm từ sữa, ăn hải sản mới phòng ngừa được loãng xương.
Về cơ bản, đây là giải pháp đúng đắn vì hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích hình thức bổ sung calci này. Tuy nhiên, giải pháp này cũng có một số điểm bất cập khi không phải ai cũng có thể sử dụng được (hải sản có thể gây dị ứng,dư đạm…) hoặc không tiện lợi, tốn thời gian(một số chế phẩm từ sữa gây phức tạp khi sử dụng, một số người không hấp thụ được sữa).
Quan niệm chỉ bổ sung calci là đủ
Nếu nghĩ rằng chỉ cần bổ sung calci là đã có một khung xương chắc khoẻ là hết sức sai lầm. Vì thực tế, canxi chỉ được hấp thụ tốt khi có sự chuyển hoá và kết hợp của vitamin D. Tuy nhiên trong bữa ăn hằng ngày cung cấp rất ít Vitamin D2, cần phải tắm nắng trên 10 phút / ngày mới có đủ Vitamin D3.
Việc tắm nắng sẽ giúp hấp thụ calci tốt hơn
Hầu hết mọi người đều bận rộn với công việc nên khả năng dành thời gian để tắm nắng là rất khó. Vì vậy, việc sử dụng một số chế phẩm dạng viên sủi để hấp thụ cùng lúc calci và Vitamin D3 sẽ là một giải pháp tiện lợi và hiệu quả hơn.
Phòng ngừa loãng xương ngắn hạn
Để cơ thể hấp thụ canxi tốt thì cần bổ sung theo đúng cách, có cơ sở khoa học và liên tục trong một thời gian dài. Trung bình mỗi ngày, mỗi người cần khoảng 1000 – 1200 mg calci, trong đó lượng calci có từ thức ăn chỉ đáp ứng 50 – 60% lượng calci cần thiết. Cần bổ sung thêm calci từ một số nguồn khác như các chế phẩm dạng viên sủi để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Mỗi người trung bình cần bổ sung 1000/1200 mg calci mỗi ngày
Đồng thời, cần duy trì việc bổ sung calci đều đặn và lâu dài thì mới phát huy được hiệu quả, giúp hạn chế nguy cơ bị loãng xương. Nếu chỉ bổ sung trong một giai đoạn ngắn hạn, hiệu quả hấp thụ sẽ không cao, đồng thời gây hụt calci do xương liên tục tự tái tạo thay thế hàng năm.
Chỉ người cao tuổi mới mắc bệnh
Loãng xương không phải là căn bệnh dành riêng cho người cao tuổi, mà người trung niên cũng có khả năng, nhất là những ai nhỏ người hoặc thân hình mỏng mảnh. Khối lượng xương đạt cao nhất từ 18 – 25 tuổi. Nếu xương phát triển không đúng mức trong giai đoạn này thì cũng vẫn có nguy cơ bị loãng xương, hoặc nếu bố mẹ loãng xương thì con cái cũng dễ mắc bệnh này sớm.
Bên canh đó, một số tình trạng gây giảm estrogen ở phụ nữ như có kỳ kinh thưa, mất kinh kéo dài, cắt buồng trứng… đều có thể gây loãng xương sớm. Loãng xương sớm cũng có thể do chế độ dinh dưỡng kém, thiếu calci; nhẹ cân hoặc quá gầy; ăn uống vô độ hay chán ăn; uống rượu và hút thuốc nhiều, ít vận động…
Không chỉ người cao tuổi mới có nguy cơ bị loãng xương
Xem nhẹ hậu quả của loãng xương
Hậu quả gãy xương do loãng xương thường khá nặng nề với sức khỏe người có tuổi vì xương đã bị loãng thì rất khó liền, gây giảm đến mất chức năng vận động, ngoài ra người bệnh phải nằm lâu ngày nên rất dễ bị bội nhiễm (viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét mục...), tăng nguy cơ tử vong.
Điều trị loãng xương thường khá tốn kém, đặc biệt khi đã có các biến chứng nặng nề như gãy xương, gãy lún cột sống... Hiệu quả nhất là phòng bệnh từ khi còn nhỏ để khối lượng khoáng chất đỉnh của bộ xương đạt con số cao nhất lúc tuổi trưởng thành, đồng thời duy trì một nếp sống và sinh hoạt lành mạnh, giảm tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh. Ngoài ra, còn phải kiên một số yếu tố gây hại như các chất có gaz, muối, hút thuốc lá …
BS Hồ Phạm Thục Lan