Yêu thương xương, bảo vệ tương lai

18/12/2018

Loãng xương và gãy xương có thể phòng ngừa không? Câu trả lời là có, nếu bạn hành động sớm.

 

HÃY CHỦ ĐỘNG

Tìm hiểu các nguy có loãng xương của bạn!

Xương khỏe đi kèm với cơ khỏe sẽ giúp bạn tận hưởng một cuộc sống tương lai năng động và độc lập. Nói một cách đơn giản hơn, tình trạng sức khỏe xương có thể xác định chất lượng sống trong tương lai của bạn. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương là bệnh có số ngày nhập viện lớn hơn nhiều bệnh khác như tiểu đường, ngồi máu cơ tim và ung thư vú. Gãy cổ xương đùi là một trong những loại gãy xương nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nhất, mà hậu quả thường là mất khả năng tự vận động và phụ thuộc vào sự chăm sóc từ người khác. Thấp hơn một nửa số bệnh nhân sống sau gãy cổ xương đùi có thể trở lại với khả năng hoạt động của họ trước đó. Gần 20-25% người bị gãy cổ xương đùi tử vong trong vòng một năm.

 

Loãng xương và gãy xương có thể phòng ngừa không?

Câu trả lời là có, nếu bạn hành động sớm. Mặc dù sự mất xương sẽ bị đẩy nhanh bởi một số yếu tố con người không thể kiểm soát (như yếu tố gia đình), sau đây là các bước chắc chắn sẽ giúp bạn ngăn ngừa và chống lại căn bệnh thầm lặng này.

Dù bạn bao nhiêu tuổi hay tình trạng xương của bạn như thế nào, bước đầu tiên hãy chắc rằng bạn có một lối sống tốt cho xương. Lối sống đó bao gồm giữ cân nặng hợp lí, tập thể dục để tăng sức mạnh của cơ, ăn một chế độ ăn giàu canxi, vitamin D và các chất quan trọng khác và tránh các thối quen không lành mạnh như hút thuốc lá hay uống rượu bia quá nhiều.

Mặc dù vậy, đối với những người có nguy cơ gãy xương cao, một lối sống tốt cho xương không vẫn chưa đủ. Nếu bạn có nguy cơ gãy xương cao, bạn cần được điều trị loãng xương để ngăn ngừa các gãy xương trong tương lai.

Yêu thương xương, bảo vệ tương lai

5 BƯỚC ĐỂ CÓ XƯƠNG KHỎE MẠNH VÀ TRÁNH GÃY XƯƠNG TRONG TƯƠNG LAI

 

 

1.Tập thể dục thường xuyên

Duy trì cân nặng hợp lí, và tập luyện để tăng cường khả năng thăng bằng và sức khỏe cơ là những điều tốt nhất.

 

 

2. Áp dụng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng tốt chó xương

Canxi, vitamin D và protêin là nhưng chất dinh dưỡng quan trong nhất cho xương. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hợp lí sẽ giúp cơ thể hấp thụ đủ vitamin D.

 

 

3. Tránh các thói quen không lành mạnh

Duy trì một cân nặng phù hợp, tránh hút thuốc là và uống rượu bia nhiều.

 

 

4. Tìm hiểu về các nguy cơ của bản thân

và trao đổi với bác sĩ của bạn về các nguy cơ đó, đặc biệt là khi bạn đã từng bị gãy xương trước đây hay bị một bệnh hoặc uống một thuốc nào đó ảnh hưởng đến xương.

 

 

5. Khám và điều trị

Nếu bạn có nguy cơ cao bạn có thể sẽ phải dùng thuốc để phòng ngừa gãy xương.

 

HÀNH ĐỘNG để thay đổi

Một trong những bước quan trọng bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe của bạn đố là tìm hiểu xem liệu rằng bản thân bạn có những yếu tố nguy cơ cao nào không. Xác định các yếu tố nguy cơ loãng xương sẽ giúp bạn hành động sớm để phòng ngừa – chính những hành động tích cực ấy tác động mạnh mẽ đến sức khỏe xương của bạn sau này.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ thường gặp “có thể thay đổi” được. Chính bản thân bạn có thể loại bỏ chúng, góp phần làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.

 

 

Hút thuốc lá

Chúng ta đều biết các nguy hiểm của việc hút thuốc. Nhưng nhiều người không biết rằng so với người không hút thuốc, người hút thuốc và người đã từng hút thuốc sẽ tăng nguy cơ gãy xương. Gãy xương tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi lên tới 1,8 lần.

 

Uống rượu bia nhiều

Người uống rượu bia có chứa nhiều hơn 2 đơn vị cồn mỗi ngày sẽ tăng 40% nguy cơ gãy xương do loãng xương so với người uống vừa phải hoặc không uống các chất chứa cồn. Uống rượu bia vừa phải sẽ có lợi cho cho toàn cơ thể bạn chứ không chỉ cho xương.

 

Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp

Duy trì một cân nặng phù hợp cũng là một đều quan trọng. BMI dưới 19 nghĩa là bạn đang thiếu cân và đó cũng là một nguy cơ của loãng xương. BMI thấp có thể là hậu quả của thiếu dinh dưỡng và thiếu hấp thu các chất tốt cho xương như Canxi, protêin và vitamin D.

 

 

Thiếu dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng giàu canxi, protêin, hoa quả và rau là cần thiết cho xương và cơ ở một lứa tuổi. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là một vấn đề cần quan tâm vì những người suy dinh dưỡng dễ bị loãng xương, té ngã và gãy xương hơn.

 

Thiếu vitamin D

Vitamin D được tạo ra khi da ta tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời. Vitamin D cần thiết cho xương vì nó giúp xương hấp thụ canxi. Một số thức ăn cũng có chứa vitamin D và ánh sáng mặt trời không phải lúc nào cũng là nguốn cung cấp vitamin D đáng tin cậy. Vậy tại sao thiếu vitamin D xảy ra thường xuyên đến vậy, đặc biệt là ở người cao tuổi? Lí do là họ thường không ra khỏi nhà hoặc do thiếu ánh sáng mặt trời vào các tháng mùa đông của các vùng vĩ độ cao. IOF đề nghị cung cấp vitamin D có những người có nguy cơ cao và người trên 60 tuổi hoặc mới vượt qua các đợt té ngã và cần bảo vệ xương.

 

 

Thường xuyên té ngã

Chín mươi phần trăm trường hợp gãy cổ xương đùi xảy ra sau té ngã. Mắt kém, mất tăng bằng, rối loạn thần kinh cơ, mất trí, tàn tật và dùng thuốc ngủ (những yếu tố này trường gặp ở người cao tuổi) tăng cao nguy cơ té ngã và gãy xương. Nếu bạn dễ bị ngã, bạn nên sắp xếp các vật dụng dễ gây ngã trong nhà gọn gàng, đồng thời thăng sức cơ và thăng bằng thông qua việc tập luyện.

Tập thể dục không đủ

Câu nói “di chuyển hay mất đi” hòan toàn đúng đối với xương, không vận động, xương sẽ mất đi.  Đó là lí do vì sao tập luyện để có một can nặng hợp lí và cơ khỏe lại quan trọng như vậy. Người trưởng thành có lối sống thụ động mất xương nhanh hơn và các nghiên cứu cũng chỉ ra người trưởng thành ít vận động thường gãy cổ xương đùi hơn người vận động thường xuyên.

 

Rối loạn ăn uống

Các rối loạn ăn uống như chứng biếng ăn hay chứng rối loạn ăn ói có thể dẫn đến mất xương nghiêm trọng. Ở phụ nữ trẻ có thể dẫn đến giảm estrogen (như trong thời kì mãn kinh) và làm giảm đáng kể lượng canxi được hấp thu. Kết quả là nanh chóng mất khoàng của xương.

Hãy đo chiều cao!

Nếu bạn giảm hơn 3cm, bạn có thể đã bị gãy cột sống do loãng xương. Gãy xương cột sống cũng có thể gây vẹo cột sống hoặc gù lưng.

 

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI

Trên tổng thể, nguy cơ loãng xương chịu ảnh hưởng bởi tuổi, giới tính và chủng tộc. Thông thường, càng già thì nguy cơ loãng xương càng lớn. Phụ nữ dễ mất xương hơn nam giới. Mặc dù phụ nữ thường bị gãy xương do loãng xương hơn (do mất xương nhanh trong thời kì mãn kinh), đàn ông cũng không thể tránh khỏi căn bệnh loãng xương. Khoảng 20-25% các trường hợp gãy cổ xương đùi xảy ra ở nam giới lớn tuổi và nam giới, và những bệnh nhân này dễ tàn tật và tử vong do gãy cổ xương đùi hơn. Người da trắng và người châu Á dễ bị loãng xương hơn, có thể là do sự khác biệt trong cấu trúc xương và mật độ xương đỉnh.

Mặc dù các nguy cơ này không thể thay đổi, bạn nên biết các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến bạn Nếu có các yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn nên đến bác sĩ để tư vấn về sức khỏe xương.

Tiền sử gia đình

Yếu tố di truyền và lối sống cũng như chế độ ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra mật độ xương đỉnh và tốc độ mất xương khi lớn tuổi. Nếu một trong bố hoặc mẹ bạn bị gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, bạn sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn.

Gãy xương trước đây

Những người đã từng bị gãy xương do loãng xương có khả năng gãy xương lần hai cao gần như gấp đôi người chưa từng gãy xương. Bất kì ai gãy xương sau 50 tuổi cần được thăm khám để xác định loãng xương. Hầu hết các trường hợp đều cần được điều trị để ngăn ngừa gãy xương tái diễn trong tương lai.

Một số thuốc

Một số thuốc có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp làm yếu xương hoặc tăng nguy cơ gãy xương sau té ngã. Nếu bạn có sử dụng bất kì loại thuốc nào dưới đây hãy tư vấn bác sĩ về nguy cơ loãng xương của bạn:

·       Glucocorticosteroids uống hoặc hít (dùng trong bệnh hen suyễn, viêm khớp)

·       Một số thuốc ức chế miễn dịch (calmodulin/ ức chế calcineurin photphatase)

·       Hoocmon giáp (L-Thyroxine)

·       Một số hoocmon steroid (medroxyprogesterone acetate, chất chủ vận LHRH)

·       Chất ức chế Aromatase (dùng trong ung thư vú)

·       Một số thuốc chống loạn thần

·       Một số thuốc chống co giật

·       Một số thuốc chống động kinh

·       Lithium

·       Ức chế bớm proton

 

Giảm năng tuyến sinh dục nguyên phát và thứ phát ở nam giới

Ở nam giới trẻ tuổi, giảm năng tuyến sinh dục sẽ khiến nồng độ testosterone thấp dẫn đến mật độ xương thấp, vấn đề này có thể được khắc phục thông qua liệu pháp testosterone thay thế. Ở bất kì tuổi nào, giảm năng tuyến sinh dục cấp ví dụ như do cắt bỏ tinh hoàn ở những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sẽ làm tốc độ mất xương diễn ra nhanh hơn giống ở các phụ nữ sau mãn kinh. Mất xương sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn xảy ra nhanh trong vài năm và đa số trường hợp sẽ được điều trị thuốc để phòng ngừa điều này.

 

Một số bệnh

Một số bệnh cũng như thuốc sử dụng điều trị các bệnh này có thể làm xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương. Dưới đây là một số bệnh có thể ảnh hưởng đến nguy cơ loãng xương:

·       Viêm khớp dạng thấp

·       Các vấn đề dinh dưỡng hoặc tiêu hóa  (ví dụ như bệnh Crohn)

·       Bệnh thận mạn

·       HIV

·       Các bệnh về máu/ các bệnh ác tính (ví dụ như ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt)

·       Một số rối loạn di truyền

·       Tình trạng giảm năng tuyến sinh dục (Hội chứng Turner hoặc Klinefelter)

·       Các rối loạn nội tiết (đái tháo đường, hội chứng Cushing)

·       Bất động

 

Mãn kinh/ cắt bỏ buồng trứng

Phụ nữ mãn kinh và những người cắt bỏ 2 buồng trứng hoặc mãn kinh sớm trước 45 tuổi nên thận trong về sức khỏe xương của bản thân. Mất xương bắt đầu nhanh sau mãn kinh do sự bảo về của estrogen giảm. Đối với những phụ nữ sử dụng liệu pháp hoocmon thay thế, quá trình mất xương có thể chậm lại nếu liệu pháp được áp dụng trước tuối 60 hoặc trong vòng 10 năm sau mãn kinh.

 

Bạn đã có các yếu tố nguy cơ, hãy báo với bác sĩ và đề nghị được kiểm tra

Bài trắc nghiệm IOF One-Minute Risk Test ở trang sau với 19 câu hỏi đơn giản sẽ giúp bạn nhận ra mình đang có các nguy cơ nào. Nếu bạn trên 50 tuổi và có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ được nhắc tới bên dưới hãy thảo luận với bác sĩ và đề nghị được kiểm tra loãng xương.

Để kiểm tra sức khỏe xương bác sĩ có thể sử dụng các công cụ tiếp cận yếu tố nguy cơ gãy xương online (ví dụ như FRAX), các công cụ này sẽ dự đoán nguy cơ gãy xương do loãng xương trong 10 năm tiếp theo. Tùy thuộc vào mức độ nguy cơ hoặc tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể sẽ được chỉ định đô mật độ xương. Công cụ đo được dùng thường xuyên nhất là DXA (X-quang hấp thụ năng lượng kép) – một loại X-quang có thể xác định tỉ lệ mất xương dù rất nhỏ.

Các lựa chọn điều trị hiệu quả để bảo vệ xương khi có các yếu tố nguy cơ cao

Tùy thuộc vào kết quả thăm khám của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bạn một số loại thuốc bổ sung canxi và vitamin D hoặc các dưỡng chất khác, tập thể dục, song song đó có thể là điều trị thuốc chống loãng xương và theo dõi.

 Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cần được điều trị một cách hiệu quả để phòng ngừa gãy xương. Ngày nay đã có nhiều loại thuốc điều trị loãng xương hơn. Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào nguy cơ của từng cá nhân bao gồm tình trạng gãy xương cụ thể, các bệnh đang mắc hoặc các thuốc đang dùng. Thông thường, các phương pháp điều trị thường dùng khá hiệu quả và an toàn. Nhưng cũng như bất kì loại thuốc nào, thuốc chống loãng xương cũng có các tác dụng phụ. Nhận ra tác dụng phụ là quan trọng, tuy nhiên cả bệnh nhân và bác sĩ biết rằng nguy hiểm của việc ngừng hoặc không điều trị lớn hơn nhiều so với các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra.

Nếu bạn được kê toa thuốc chống loãng xương, bạn nên kiên trì điều trị và tuân theo các lời khuyên của bác sĩ, nếu bạn có khó khăn trong việc dùng thuốc hãy nói với bác sĩ. Nói cho cùng, không thuốc nào hiệu quả nếu ta không tuân thủ điều trị.

 

IOF One Minute Risk Test

19 câu hỏi đơn giản để hiểu về sức khỏe xương của bạn

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

Đó là các yếu tố nguy cơ khi đã có thì không thể thay đổi. Quan trọng là bạn nên nhận biết các yếu tố nguy cơ này và thực hiện các bước phòng ngừa, giảm mất khoáng ở xương.

1. Ba hoặc mẹ bạn có từng được chẩn đoán loãng xương hay bị gãy xương sau khi ngã nhẹ từ tư thế đứng hoặc vị trí thấp chưa? ___ Có  ___ Không

2. Ba hoặc mẹ bạn có bị gù lưng không? ___ Có  ___ Không

3. Bạn lớn hơn 40 tuổi? ___ Có  ___ Không

4. Bạn đã từng bị gãy xương sau khi ngã nhẹ khi trưởng thành? ___ Có  ___ Không

5. Bạn có thường xường té ngã (nhiều hơn một lần một năm) hoặc sợ té ngã do bạn yếu không?  ___ Có  ___ Không

6. Sau 30 tuổi, bạn lùn đi hơn 3cm? ___ Có  ___ Không

7. Bạn nhẹ cân (BMI dưới 19kg/m2)? ___ Có  ___ Không

8. Bạn đang hoặc từng dùng thuốc chứa corticoid (cortisone, prenisone…) hơn 3 tháng liên tục (thuốc này thường được kê toa với bệnh nhân bị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh có phản ứng viêm khác)? ___ Có  ___ Không

9. Bạn được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp? ___ Có  ___ Không

10. Bạn từng được chẩn đoán bị cường giáp, cường tuyến cận giáp, đái tháo đường type 1, các rối loạn dinh dưỡng/ tiêu hóa như bệnh Crohn hoặc bệnh không dung nạp Gluten ? ___ Có  ___ Không

Nếu bạn là phụ nữ:

11. Bạn mãn kinh trước 45 tuổi ? ___ Có  ___ Không

12. Bạn không có kinh trong vòng 12 tháng hoặc hơn (trong giai đoạn đó bạn không có thai, chưa nãm kinh hay chưa cắt tử cung)? ___ Có  ___ Không

13. Bạn đã bị cắt bỏ hai buồng trứng trước 50 tuổi và không dùng liệu pháp hoocmon thay thế? ___ Có  ___ Không

Nếu bạn là nam giới:

14. Bạn đã hoặc đang trải qua giai đoạn giảm ham muốn tình dục hoặc có các triệu chứng khác liên quan đến giảm lượng testosterone?  ___ Có  ___ Không

Các yếu tố nguy cơ do lối sống – bạn có thể thay đổi được chúng

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi này thường liên quan đến chế độ ăn hoặc lối sống

15. Bạn có thường xuyên uống rượu bia nhiều (nhiều hơn 2 đơn vị cồn một ngày)? ___ Có  ___ Không

16. Bạn đang hoặc đã hút thuốc lá? ___ Có  ___ Không

17. Thời gian hoạt động thể lực hằng ngày của bạn ít hơn 30 phút (làm việc nhà, làm vườn, chạy, đi bộ…)? ___ Có  ___ Không

18. Bạn không dùng hoặc dị ứng sữa và các sản phẩm làm từ sữa và không dùng bất kì nguồn bổ sung canxi nào khác? ___ Có  ___ Không

19. Bạn ở tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít hơn 10 phút mỗi ngày không dùng bất kì nguồn bổ sung vitamin D nào khác? ___ Có  ___ Không

 

Cùng kiểm tra câu trả lời của bạn nào!

Nếu bạn trả lời “có” ở bất kì câu hỏi nào ở trên đều đó không có nghĩa là bạn bị loãng xương. Càng nghiều câu trả lời “có” đồng nghĩa với việc bạn có càng nhiều yếu tố nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Hãy cho bác sĩ xem bài trắc nghiệm này, bác sĩ có thể sẽ cho bạn thực hiện đánh giá nguy cơ bằng công cụ đánh giá FRAX (tại www.shef.ac.uk/FRAXZ) và / hoặc đo mật độ xương. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn hướng điều trị phù hợp.

Thậm chí khi bạn không có bất kì yếu tố nguy cơ nào hoặc chỉ có ít yếu tố nguy cơ, bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ về sức khỏe xương của mình và phương pháp để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ trong tương lai.

Để có nhiều thông tin hơn về loãng xương cũng như làm thế nào để cải thiện sức khỏe xương hãy liên lạc với hiệp hội loãng xương quốc gia hoặc ghé thăm trang web www.iofbonehealth.org. 

 

GHI CHÚ: Bài trắc nghiệm này chỉ giúp bạn nhận ra các yếu tố nguy cơ loãng xương bạn đang có. Kết quả không có giá trị chẩn đoán mang tính khoa học.

 

 

Tin và bài liên quan

KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA
KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA

26/10/2021

APCO Framework (Khung APCO) có thể trợ giúp như thế nào ?

PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

14/10/2021

Mỗi chuyên gia trình bày về bối cảnh loãng xương ở quốc gia của họ, vạch ra các nỗ lực khác nhau đang được tiến hành để giải quyết gánh nặng của bệnh loãng xương và giải thích cách thức triển khai APCO Framework trên toàn khu vực để cải thiện việc sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương.

GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT
GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT

13/10/2021

Gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi khá phổ biến, ảnh hưởng tới 18% ở phụ nữ và 6% ở nam giới trong suốt cuộc đời của họ, và liên quan đáng kể đến tử vong và gánh nặng bệnh tật.

Xem thêm