Những điều cần biết về thoái hoá khớp
11/05/2018
Thông tin này dành cho những người mắc chứng thoái hóa khớp, gia đình họ và những ai muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì sau khi đọc, bạn có thể hỏi bác sĩ.
THOÁI HÓA KHỚP LÀ GÌ?
Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh viêm khớp và thường được thấy ở người lớn tuổi. Đôi khi nó được gọi là bệnh thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp thường gây ảnh hưởng tới sụn, phần mô cứng trơn nhẵn bao phủ lấy tận cùng của xương để tạo thành khớp. Những mô sụn khỏe mạnh giúp các xương trượt lên nhau. Nó cũng giúp làm giảm chấn động lên xương khi chúng ta hoạt động. Khi mắc bệnh thoái hóa khớp, lớp vỏ bề mặt của sụn bị phá hủy. Điều này làm cho các xương chà xát vào nhau, gây sưng đau và giảm chức năng vận động của khớp. Lâu dài, khớp có thể bị biến dạng . Các mảnh xương nhỏ gọi là gai xương có thể mọc trên các bờ của bề mặt khớp. Phần lớn xương hoặc sụn có thể vỡ vụn và vướng lại trong các chỗ trống ở khớp- gây đau đớn hơn nữa.
Những người mắc thoái hóa khớp thường đau khớp và cứng chi. Khác với các dạng viêm khớp khác như thấp khớp, thoái hóa khớp chỉ gây ảnh hưởng lên chức năng khớp. Nó không ảnh hưởng tới da, phổi, mắt hoặc mạch máu.
Bệnh thấp khớp - một dạng khác của viêm khớp - là bệnh mà hệ thống miễn dịch tấn công mô khớp, gây viêm, đau và đôi khi gây dị dạng khớp. Thấp khớp thường xảy ra sớm hơn chứng thoái hóa khớp, gây mệt mỏi, sốt. Ngoài ra, bệnh thấp khớp có tính đối xứng. Có nghĩa là một khớp bị thấp khớp, thì ở bên đối diện khớp đó cũng bị ảnh hưởng. Trái lại, Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở một khớp bất kì và diễn tiến nghiêm trọng ở một bên cơ thể.
TỔN THƯƠNG TRONG THOÁI HÓA KHỚP: KHỚP VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA KHỚP
Khớp là một điểm nơi hai hay nhiều xương nối với nhau. Trừ một số trường hợp (Ví dụ: như xương sọ hoặc xương chậu), các khớp được thiết kế để cho phép xương vận động và hấp thu các chấn động khi di chuyển như đi bộ hoặc những chuyển động lặp lại. Những khớp di động này được tạo bởi:
Sụn: một phần cứng nhưng trơn láng bao phủ vùng tận cùng của xương. Sụn vỡ ra khi bị thoái hóa khớp.
Bao cơ: một màng dày bao quanh xương và các phần khác của khớp.
Màng hoạt dịch: một màng mỏng tiết ra hoạt dịch khớp.
Hoạt dịch: Bôi trơn khớp, giữ cho sụn trơn láng và họat động tốt.
Một khớp xương khỏe mạnh.
Trong một khớp xương khỏe mạnh, tận cùng mỗi xương được bọc bởi sụn trơn láng. Chúng được bảo vệ bởi một bao khớp và màng hoạt dịch- nơi sản xuất ra hoạt dịch. Bao và dịch bảo vệ lớp sụn, cơ và các mô liên kết.
Một khớp xương với tổn thương khớp.
Trong bênh thoái hóa khớp, phần sụn bị bào mòn dần dần. Các gai xương phát triển ở bờ của xương, hoạt dịch tăng lên. Lúc này, khớp xương cảm thấy cứng và đau.
THOÁI HÓA KHỚP GÂY ẢNH HƯỞNG LÊN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
Những người mắc bệnh thoái hóa khớp thường bị đau và cứng khớp. Những vị trí khớp hay bị ảnh hưởng thường ở cuối ngón tay (phần gần nhất với móng tay), ngón cái, cổ, lưng dưới, đầu gối và hông.
Thoái hóa khớp ảnh hưởng khác nhau lên từng người. Quá trình này có thể nhanh chóng, nhưng thường thì nó sẽ kéo dài qua nhiều năm. Với một số người, Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng âm thầm và từ từ qua từng ngày; trong khi số khác có thể gây đau và dị tật.
NHỮNG VỊ TRÍ HAY BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THOÁI HÓA KHỚP
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở hai bàn tay (tận cùng ngón tay và ngón tay cái), đốt sống (cổ và lưng dưới), đầu gối và hông.
AI MẶC BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến nhất trong viêm khớp, và phần trăm người mắc bệnh này tăng lên theo độ tuổi. Ước tính có khoảng 27 triệu người Mỹ 25 tuổi trở lên mắc bệnh thoái hóa khớp (1).
Mặc dù khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp tăng theo độ tuổi, những người trẻ cũng có khả năng mắc, thường sau khi bị thương khớp, biến dạng khớp, hoặc khiếm khuyết di truyền trong sụn khớp. Cả nam và nữ đều có khả năng bị thoái hóa khớp. Trước 45 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ; sau 45, nữ thường mắc nhiều hơn. Nó cũng thường xảy ra trên những người thừa cân- những người có công việc ảnh hưởng lên những khớp đặc biệt.
(1)Lawrence RC, Felson DT, Helmick CG, Arnold LM, Choi H, Deyo RA, Gabriel S, Hirsch R, Hochberg MC, Hunder GG, Jordan JM, Katz JN, Kremers HM, Wolfe F. Ước tính và ngăn chặn viêm khớp và thấp khớp ở Mỹ: chương II. Viêm khớp và thấp khớp. Tháng 1 năm 2008; 58(1): 26-35.
LÀM SAO ĐỂ BIẾT BẢN THÂN BỊ THOÁI HÓA KHỚP?
Thông thường, thoái hóa khớp chuyển biến từ từ. Trong giai đoạn sớm, khớp có thể đau sau những hoạt động hoặc khi bạn tập thể dục. Sau đó, các cơn đau naỳ trở nên dai giẳng hơn. Bạn cũng sẽ cảm thấy cứng khớp, thường xảy ra vào buổi sáng sớm hoặc khi bạn ở trong một tư thế lâu.
Mặc dù Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kì khớp xương nào, nó thường ảnh hưởng lên tay, đầu gối, hông và xương sống (cả cổ và lưng dưới). Những đặc tính khác nhau của bệnh dựa vào những khớp đặc biệt bị ảnh hưởng. Hãy nhìn hình dưới đây để biết thêm những vị trí thường bị bệnh Thoái hóa khớp.
Tay: Thoái hóa khớp ở tay có thường tính di truyền. Nếu bà và mẹ của bạn bị Thoái hóa khớp ở tay, bạn có nguy cơ cao bị mắc nó. Tỉ lệ nữ thường mắc Thoái hóa khớp ở tay hơn đàn ông. Hầu hết, phụ nữ thường mắc sau giai đoạn mãn kinh.
Đầu gối: khớp gối là khớp dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh Thoái hóa khớp nhất. Triệu chứng của Thoái hóa khớp gối bao gồm xơ cứng, sưng tấy, đau, gây khó khăn khi đi lại, leo trèo, ngồi xuống ghế. Thoái hóa khớp gối có thể gây tật nguyền.
Hông: Hông cũng là một bộ phận dễ bị Thoái hóa khớp. Cũng như Thoái hóa khớp gối, Thoái hóa khớp hông cũng bao gồm đau và cứng khớp. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy đau ở hang, đùi trong, mông hoặc cả đầu gối. Thoái hóa khớp hông có thể gây giới hạn vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt hang ngày như thay đồ hoặc mang giày.
Cột sống: Thoái hóa khớp cột sống có thể gây đau ở cổ hoặc ở lưng dưới. Trong một vài trường hợp, bệnh liên quan tới viêm khớp ở cột sống có thể tạo áp lực lên dây thần kinh thoát ra ở đốt sống, gây yếu, tê rần ở tay và chân. Trong những trường hợp này, nó có thể ảnh hưởng chức năng của bàng quang và ruột.
CHẨN ĐOÁN MỘT NGƯỜI BỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
Chỉ với một xét nghiệm riêng lẻ thì khó có thể chẩn đoán chính xác bệnh Thoái hóa khớp; do đó, đôi khi bác sĩ sẽ sử dụng nhiều xét nghiệm để xác định một chẩn đoán hoặc chỉ ra vấn đề gây nên triệu chứng bệnh. Hầu hết bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp sau đây:
Bệnh sử lâm sàng:
Bác sĩ bắt đầu hỏi bạn về các triệu chứng, thời gian ,cách bắt đầu và diễn tiến như thế nào theo thời gian. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền căn của bạn và gia đình, hiện tại bạn có sử dụng thuốc nào không.
Các test khám lâm sàng:
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát và phản xạ của bạn, bao gồm cả sức mạnh của cơ bắp. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá những khớp bị đau và quan sát khả năng đi lại, gập người và thực hiện các hoạt động
X-quang
X- quang giúp bác sĩ xác định hình dạng xương của một người có viêm khớp, và mức độ thương tổn của nó. Xquang của một xương bị thương tổn có thể cho thấy được lượng sụn bị mất đi, phần xương bị ảnh hưởng và các gai xương. Nhưng thường có sự khác biệt giữa mức độ tổn thương trên phim Xquang và mức độ đau mà bạn cảm nhận. Thêm nữa, Xquang không cho thấy các hình ảnh Thoái hóa khớp sớm cho tới khi những phần sụn bị mất đi nhiều.
MRI: cộng hưởng từ
MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp bằng máy vi tính, cho phép quan sát mô cơ quan trong cơ thể. Nó sử dụng từ trường từ một nam châm mạnh để xuyên qua cơ thể, từ đó tạo thành hình ảnh. Bác sĩ thường sử dụng MRI nếu bạn đau, hình ảnh trên Xquang không rõ, và nhận thấy có sự thương tổn các mô khác như dây chằng hoặc phần xung quanh đầu gối như là sụn chêm.
Những xét nghiệm khác:
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu để loại trừ các tác nhân khác gây nên triệu chứng của bạn. Họ có thể yêu cầu chọc dò dịch khớp, thứ có liên quan tới dịch trong khớp . Mẫu dịch khớp có thể chứa vi khuẩn, cho thấy rằng khớp bị đau bởi nhiễm trùng hoặc do các tinh thể acid uric, của bệnh gút.
Thoái hóa khớp phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi, những triệu chứng thường gây ra bởi các bệnh mà thật ra do chăm sóc y tế. bác sĩ cố gắng tìm ra thứ gây ra các triệu chứng bằng cách loại trừ các yếu tố nguy cơ làm triệu chứng tệ hơn.