Vai trò của các marker chu chuyển xương trong biến đổi về mật độ xương: một nghiên cứu trên nam và nữ người Việt
13/09/2018
Các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu VOS trường Đại học Tôn Đức Thắng vừa công bố một công trình nghiên cứu cắt ngang trên tap chí Osteoporosis International về việc xây dựng giá trị tham chiếu cho marker hủy xương beta-CTX và marker tạo xương P1NP cho người Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ tuổi và cân nặng nhất định, nồng độ beta CTX cao hơn có liên quan đáng kể với mật độ xương ở nam và nữ
Xương bình thường được làm mới liên tục bởi hai quá trình đối nghịch nhau là hủy xương và tạo xương, mà hai quá trình này chịu ảnh hưởng bởi các marker chu chuyển xương. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định vai trò của các marker chu chuyển xương trong biến đổi của mật độ xương ở nam và nữ.
Nghiên cứu gồm 205 nam và 432 nữ trong độ tuổi 18-87, được chọn ngẫu nhiên từ các quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Nồng độ P1NP và beta-CTX được phân tích bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang (Roche, ECLIA). Mật độ xương được đo bằng máy DXA (Hologic, Waltham, MA, USA) tại hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng.
Kết quả phân tích cho thấy dưới 50 tuổi, nữ có nồng độ beta CTX và P1NP thấp hơn nam giới; nhưng ở độ tuổi trên 50 nữ giới có nồng độ cùa hai marker này cao hơn. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy chỉ có marker hủy xương beta-CTX có liên quan với mật độ xương ở cả hai vị trí cổ xương đùi (P= 0.008) và cột sống thắt lưng (P=0.008) và mối tương quan này độc lập với yếu tố tuổi, giới tính và trọng lượng cơ thể. Beta-CTX giải thích tỉ lệ khác biệt về mật độ xương khoảng 1% ở cổ xương đùi và 2% ở vị trí cột sống thắt lưng.
Tóm lại, sự tăng nồng độ của marker hủy xương beta-CTX và marker tạo xương P1NP ở nữ sau mãn kinh nhiều hơn so với nam giới lớn tuổi. Tuy nhiên, chỉ có beta-CTX dù khiêm tốn là có mối tương quan có ý nghĩa với mật độ xương.
Abstract
Summary The present cross-sectional study constructed reference ranges for bone resorption marker beta iso merized form of C terminal cross linking telopeptides of type I collagen (beta-CTX) and bone formation marker procollagen type 1 N-terminal propeptide (PINP) for the Vietnamese population. We have further shown that for a given age and weight, higher levels of betaCTX were significantly associated with bone mineral density in men and women.
Introduction Normal bone is constantly renewed by two opposing processes of resorption and formation which can be reflected by bone turn overmarkers (BTMs).This study sought to define the contribution of BTMs to the variation in bone mineral density (BMD) in normal individuals. Methods The study involved 205 men and 432 women aged between 18 and 87, who were randomly selected from various districts within Ho Chi Minh City, Vietnam. Fasting serum levels of PINP and beta-CTX were determined by electrochemiluminescence (Roche, ECLIA). BMD at the lumbar spine (LS) and femoral neck (FN) was measured by dualenergy x-ray absorptiometry (Hologic, Waltham, MA, USA).
Results Among those aged<50 years, women had lower PINP and beta- CTX levels than men,but among those aged>50 years, women had higher PINP and beta-CTX levels than men. In the multiple linear regression analysis, beta-CTX—but not PINP— was significantly associated with both femoral neck (P=0.008) and lumbar spine BMD (P=0.008) and the association was independent of gender, age, and body weight. The proportion of variance in BMD attributable to beta-CTX was 1% for femoral neck BMD and 2% for lumbar spine BMD.
Conclusion The elevation in bone formation marker PINP and bone resorption marker beta-CTX in postmenopausal women was greater than in elderly men. However, only beta-CTX was modestly but significantly associated with BMD.